Thứ bảy 27/04/2024 07:25
Thảo luận về Dự án Luật Phòng thủ dân sự

Cần bổ sung thêm biện pháp huy động lực lượng, phương tiện ứng phó thảm họa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Một số đại biểu đề nghị bổ sung thêm chính sách ưu tiên tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả sự cố vào nội dung chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự. Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý vào Dự án Luật này.
Cần bổ sung thêm biện pháp huy động lực lượng, phương tiện ứng phó thảm họa
Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại phiên thảo luận

Pháp luật hiện hành chưa quy định rõ các biện pháp ứng phó theo cấp độ thảm hoạ, sự cố dẫn đến khó khăn trong thựchiện:

Trong những năm qua, công tác phòng thủ dân sự từng bước được hoàn thiện về thể chế và tổ chức thực hiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng, chống, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, góp phần to lớn vào việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, tạo môi trường ổn định phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tiễn công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố, thời gian qua đã cho thấy cần phải có các biện pháp mang tính chuyển tiếp, trước khi xã hội chuyển sang tình trạng khẩn cấp.Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng các biện pháp ứng phó theo cấp độ thảm hoạ, sự cố dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện.

Các biện pháp chuyển tiếp này cần được luật hoá để có cơ sở pháp lý và được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

Hệ thống tổ chức chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục các dạng thảm họa, sự cố ở các cấp hiện nay còn tồn tại nhiều mô hình tổ chức khác nhau, thiếu đồng bộ, dẫn đến công tác chỉ đạo, chỉ huy hiệu quả chưa cao.

Tham khảo kinh nhiệm một số quốc gia trên thế giới cho thấy, các nước đều rất coi trọng công tác phòng thủ dân sự và đã ban hành thành đạo luật riêng như: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Philippin, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore… Từ các lý do nêu trên, việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là rất cần thiết.

Dự thảo Luật quy định cơ quan chỉ đại, chỉ huy phòng thủ dân sự là tổ chức phối hợp liên ngành về phòng thủ dân sự. Cơ quan chỉ đạo quốc gia phòng thủ dân sự được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Việc hợp nhất này cũng được thực hiện tương ứng với cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự ở cấp Bộ, ngành TW và các cấp địa phương.

Đề nghị bổ sung thêm một số nội dung như các biện pháp phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh:

Tham gia thảo luận, các đại biểu Quốc hội đánh giá, hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị cơ bản đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng, công phu. Cơ quan soạn thảo đã tích cực nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến tại các Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Quốc phòng- An ninh; rà soát thể chế hóa các chính sách tại Nghị quyết số 22/NQ-TW thành nhiều nội dung quan trọng tại dự thảo Luật; bổ sung thông tin, kinh nghiệm quốc tế về phòng thủ dân sự. Nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật rộng, vì vậy, cần phân biệt rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự với phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành, để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, khó áp dụng. Đề nghị nghiên cứu, bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung như: các biện pháp phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh; cơ quan chỉ đạo, chỉ huy; nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự; trang bị cho lực lượng phòng thủ dân sự; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong thực hiện hoạt động phòng thủ dân sự.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Trần Văn Tiến- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng:Về tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, Luật Phòng thủ dân sự hiện hành liên quan tới 95 văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, tại điều 70 về bãi bỏ, sửa đổi một số điều của các Luật có liên quan đến phòng thủ dân sự, mới đề cập tới việc sửa đổi một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Năng lượng nguyên tử… Hiện còn nhiều Luật chưa được điều chỉnh như Luật Quốc phòng, Luật Phòng cháy chữa cháy. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để chỉnh sửa, điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với nội dung Chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung thêm chính sách ưu tiên tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả sự cố. Về nội dung xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần quy định rõ về tiêu chuẩn kỹ thuật khi xây dựng các công trình phòng thủ dân sự nhằm đảm bảo an toàn cho công trình khi có sự cố, thảm họa xảy ra.

Tham gia thảo luận, đại biểu Lê Tất Hiếu- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, để đảm bảo tính bao quát của quy định pháp luật, cần bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm là hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.

Dự thảo Luật đã liệt kê một số biện pháp mà Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng, tuy nhiên, theo đại biểu Lê Tất Hiếu cùng các đại biểu, quy định này còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện. Đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm biện pháp huy động lực lượng, phương tiện ứng phó thảm họa, ví dụ như biện pháp sơ tán người dân, tuần tra, canh gác tại các khu vực có nguy cơ thảm họa, sự cố, để bảo đảm hiệu quả cho việc thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.

Đại biểu Lê Tất Hiếu cùng các đại biểu cũng cho biết, tại Điều 21 về cấp độ phòng thủ dân sự, dự thảo Luật có quy định rõ, có 4 cấp độ phòng thủ dân sự. Tuy nhiên, tại Điều 22 quy định về thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự, lại chỉ quy định về thẩm quyền ban bố bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1, 2, 3. Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước về tình trạng khẩn cấp, các địa phương được đặt trong tình trạng khẩn cấp thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 4. Đại biểu cho rằng, luật chưa quy định rõ việc bãi bỏ cập độ phòng thủ dân sự, chưa đảm bảo chặt chẽ, thống nhất.

Những điều người tham gia đấu giá cần biết
Kinh tế phục hồi tích cực nhưng phải đi đôi với kiểm soát lạm phát
Nhân lực y tế chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động