Thứ bảy 05/04/2025 20:23

Hà Nội đổi mới sáng tạo nhằm phát triển tiềm năng du lịch

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng tạo việc làm, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Hà Nội phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch để phát triển kinh tế…
Xây dựng Văn Miếu-Quốc Tử Giám thành trung tâm, không gian văn hóa giáo dục, không gian văn hóa khoa học, điểm du lịch nổi tiếng, cao cấp của quốc gia, quốc tế qua việc tăng cường số lượng, chất lượng, đa dạng hoạt động, dịch vụ phục vụ du lịch.  Ảnh chụp tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: Nam Trần – Khánh Huy
Xây dựng Văn Miếu-Quốc Tử Giám thành trung tâm, không gian văn hóa giáo dục, không gian văn hóa khoa học, điểm du lịch nổi tiếng, cao cấp của quốc gia, quốc tế qua việc tăng cường số lượng, chất lượng, đa dạng hoạt động, dịch vụ phục vụ du lịch. Ảnh chụp tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: Khánh Huy

Điểm đến hấp dẫn thứ 4 thế giới

Tiềm năng của du lịch Hà Nội là rất lớn, lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, truyền thống văn hóa đặc sắc với hàng nghìn lễ hội và các di tích lịch sử, khảo cổ, làng nghề thủ công mỹ nghệ... Về tiềm năng con người, Hà Nội có lực lượng lao động trẻ hùng hậu, có đội ngũ người làm du lịch được từng bước đào tạo bài bản. Ở nhiều địa phương, du lịch đã và đang chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và sinh kế cho hàng triệu người lao động.

Phó Giám đốc HPA Bùi Duy Quang cho biết: Hà Nội có mật độ di tích lịch sử văn hóa hàng đầu cả nước với trên 6.000 di tích đã được xếp hạng, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO xếp hạng như di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, di sản văn hóa phi vật thể Lễ Hội Gióng, bên cạnh đó Hà Nội còn có trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia, nhiều di tích quốc gia đặc biệt.

Với những giá trị tinh túy và đặc sắc hội tụ văn hóa Việt, Hà Nội trong những năm qua luôn được du khách quốc tế bình chọn bậc nhất trong tất cả các điểm đến du lịch của cả nước và có thể xứng tầm cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Năm 2024, Hà Nội được tạp chí Tripadvisor bầu chọn là điểm đến hấp dẫn thứ 4 thế giới và là điểm đến ẩm thực hàng đầu Thế giới.

Đổi mới sáng tạo trên nền lịch sử

Theo số liệu thống kê, Quý I/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách du lịch nội địa ước đạt 412 nghìn lượt người, tăng 21,9%; khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt người, tăng 58,3%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống của Hà Nội ước đạt 24,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, tăng 47,6%. Hướng đến hoàn thành mục tiêu đón 27 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội năm 2024, trong đó có 5,5 triệu lượt khách quốc tế. Hà Nội, áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm phát triển tiềm năng du lịch, đồng thời thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ hiện nay đối với di sản văn hóa truyền thống…

Trong bối cảnh đất nước phát triển, quy hoạch TP, việc phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch đặc biệt là các giá trị di sản văn hóa truyền thống vừa khai thác giá trị văn hóa đồng thời bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững ở các đại phương trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. Hà Nội phát triển du lịch văn hóa trong chiến lược và quy hoạch phát triển cần đa dạng sản phẩm du lịch và sáng tạo

Giám đốc Công ty lữ hành Hà Nội Tourist, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Lê Hồng Thái chia sẻ: “Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác những giá trị văn hóa lịch sử, các nghiên cứu về sản phẩm tham quan gắn với làng nghề truyền thống… Là tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội”.

Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt cho biết, sẽ ứng dụng công nghệ thực tế ảo để hỗ trợ xây dựng nên những tour du lịch thông minh, xây dựng kế hoạch truyền thông, không gian thực tế ảo để du khách được hòa mình vào điểm đến, được trực tiếp tương tác bằng mọi giác quan. Áp dụng khoa học công nghệ để tạo sản phẩm, phục dựng các hoạt cảnh liên quan đến học hành, thi cử đỗ đạt xưa, như phục dựng lễ vinh quy bái tổ, lễ xướng danh, hay lớp học xưa…

Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Nguyễn Văn Tú đưa ra các định hướng: xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành trung tâm, không gian văn hóa giáo dục, không gian văn hóa khoa học, điểm du lịch nổi tiếng, cao cấp của quốc gia, quốc tế qua việc tăng cường số lượng, chất lượng, đa dạng hoạt động, dịch vụ phục vụ du lịch.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ trong buổi đón tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tới Hà Nội: “Trong quá trình phát triển, người dân luôn có xu hướng tìm về những giá trị truyền thống, hồi tưởng quá khứ và mong muốn bày tỏ sự biết ơn những tiền bối dày công giữ gìn một Việt Nam độc lập và phát triển.

Thế nên, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản là một trong những mục tiêu quan trọng của Hà Nội nhằm nuôi dưỡng các giá trị truyền thống, phát huy giá trị di sản cũng như truyền lại tình yêu nước cho thế hệ sau”. Về những mục tiêu trước mắt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết nhiệm vụ của TP là hòa bình, an toàn, xanh-sạch- đẹp. Môi trường không khí, môi trường nước là những trọng tâm Hà Nội hướng tới trong tương lai.

Du lịch xanh, mũi nhọn kinh tế ngành du lịch Hà Nội
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2024 giới thiệu ẩm thực 36 phố phường
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch đến Thủ đô dịp lễ 30/4 và 1/5
Nguyễn Vũ - Hải Anh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đạt doanh thu 20 tỷ đồng sau 2 ngày chiếu sớm

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đạt doanh thu 20 tỷ đồng sau 2 ngày chiếu sớm

"Bom tấn" điện ảnh Việt đầu năm 2025 gọi tên “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” khi phim thu về 20 tỷ đồng sau 2 ngày công chiếu, đồng thời nhận được vô số lời khen của giới chuyên môn cùng khán giả.
Kỳ 1: Kiếm tiền bất chấp từ lùm xùm tình ái

Kỳ 1: Kiếm tiền bất chấp từ lùm xùm tình ái

Trong những ngày qua, cộng đồng mạng không ngừng bàn tán về lùm xùm tình ái giữa những nhân vật nổi tiếng gồm streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng), rapper Pháo (Nguyễn Diệu Huyền) và hotgirl Ngọc Kem (Trần Nguyễn Hồng Ngọc).
Bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" vun đắp lòng tự hào dân tộc

Bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" vun đắp lòng tự hào dân tộc

Gần 11 năm thai nghén, phim điện ảnh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã chính thức ra mắt và nhận được cơn mưa lời khen từ giới chuyên môn và khán giả.
Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng

Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 4/4/2025 tổ chức Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội khát vọng vươn mình”.
Kỳ 2: Cộng đồng mạng càng dễ dãi, drama càng sinh sôi, náo loạn

Kỳ 2: Cộng đồng mạng càng dễ dãi, drama càng sinh sôi, náo loạn

Từ việc drama tình ái gây náo loạn khắp các mạng xã hội của ViruSs - Ngọc Kem - Pháo, hay của những nhân vật nổi tiếng từng đấu tố nhau trước đó, thậm chí nhiều người sẵn sàng chi tiền để được đối chất với người trong cuộc, câu hỏi đặt ra là: liệu một bộ phận lớn cộng đồng mạng có đang quá dễ dãi đón nhận và tiếp tay cho những thứ vô bổ có cơ hội sinh sôi hay không?
Hà Nội qua lăng kính viral của Tung Kong

Hà Nội qua lăng kính viral của Tung Kong

Phong cách nghệ thuật của của Tung Kong (@tungkonggg) chính là cách kể chuyện sâu lắng bằng hình ảnh và video. Những góc phố rêu phong, ánh đèn vàng trên con đường vắng, những chiếc xe hoa len lỏi giữa dòng người – tất cả đều mang một chất thơ lãng mạn, gợi lên sự hoài niệm và bình yên.
Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Từ hôm nay (3/4/2025) tại Trung tâm Văn hoá nghệ thuật 22 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) diễn ra triển lãm “Gốm Thiệp” trong sự đón nhận và hưởng ứng của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật và giới văn nghệ sĩ Thủ đô.
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ Nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn Thành phố.
Triển lãm “Sắc Lụa” kỷ niệm 981 năm ngày sinh Hoàng Thái hậu - Nguyên Phi Ỷ Lan

Triển lãm “Sắc Lụa” kỷ niệm 981 năm ngày sinh Hoàng Thái hậu - Nguyên Phi Ỷ Lan

Ngày 4/4 (tức ngày 7/3 âm lịch), Đảng ủy, UBND, UBMTTQ phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm ngày sinh của Hoàng thái hậu - Nguyên phi Ỷ Lan và kỷ niệm 30 năm đình Yên Thái được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Triển lãm nghệ thuật “Sắc Lụa” là một trong những chương trình nằm trong khuôn khổ lễ hội năm nay.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động