Thứ năm 09/05/2024 06:30
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, việc xây dựng các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài cần phải có cơ chế tuyển dụng phù hợp đối với từng nhóm đối tượng cần thu hút và cần có trọng tâm, trọng điểm, nhất là ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho sự phát triển nhanh, bền vững đối với kinh tế - xã hội Thủ đô.
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa, Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội.           Ảnh: Khánh Huy
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa, Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy

Chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc cho nhân lực chất lượng cao

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại hội thảo “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chiều 25/4, tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, Trường Đại học Luật Hà Nội đồng tình với cách thể hiện trong dự thảo.

Đồng thời, tiến sĩ Đoàn Tố Uyên cũng góp ý rằng, để chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao có tính khả thi và đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô cần quan tâm đến một số nội dung: tiêu chuẩn, điều kiện của nhân lực chất lượng cao; vị trí được tuyển dụng, bổ nhiệm; nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ một lần và chính sách ưu đãi khác về lương và thu nhập đảm bảo ổn định của nhân lực chất lượng cao so với các cán bộ, công chức, viên chức khác; chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thích hợp cho nhân lực chất lượng cao; quy trình, thủ tục tuyển dụng và bổ nhiệm cần đơn giản hơn; quyền và nghĩa vụ của nguồn nhân lực chất lượng cao khi trở thành cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô (quyền được hưởng chính sách giáo dục, y tế, bảo hiểm, nhà ở, thu nhập…).

"Để thu hút, sử dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Thủ đô, cần phải có các chế độ, chính sách đặc thù theo hướng thu nhập cao hơn so với mặt bằng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương khác mới có thể giữ họ làm việc lâu dài" – tiến sĩ Đoàn Tố Uyên nhấn mạnh.

Sinh viên ngành Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano, Đại học Bách Khoa Hà Nội đang thực hành trên thiết bị.          Ảnh: Gia Hân
Sinh viên ngành Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano, Đại học Bách Khoa Hà Nội đang thực hành trên thiết bị. Ảnh: Gia Hân

Cơ chế tuyển dụng phù hợp đối với từng nhóm đối tượng

Theo tiến sĩ Đoàn Tố Uyên, việc xây dựng các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài cần phải có cơ chế tuyển dụng phù hợp đối với từng nhóm đối tượng cần thu hút; có trọng tâm, trọng điểm, nhất là ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho sự phát triển nhanh, bền vững đối với kinh tế - xã hội Thủ đô; có chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng, cụ thể, hợp lí; tạo lập môi trường làm việc tốt để những người có kiến thức, trình độ và kinh nghiệm phát huy được năng lực, sự sáng tạo nhất là nhân lực chất lượng cao;

Đồng thời, cần phải đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô căn cứ vào năng lực, hiệu quả công việc, vị trí việc làm, phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của TP; các đề xuất, kiến nghị cần có sự nghiên cứu, kế thừa các quy định về chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài theo quy định của Luật Thủ đô năm 2012, Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND, đồng thời, cần phải đáp ứng được nhu cầu về thu hút nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn mới.

Tiến sĩ Đoàn Tố Uyên đề xuất các chính sách trong lần sửa Luật này phải khác biệt với các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài theo quy định của Luật Thủ đô với quy định hiện hành tại Luật Công chức, Luật Viên chức, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Thống nhất, làm rõ nội hàm tiêu chí xác định nhân lực chất lượng cao và nhân tài như quy định hiện nay theo Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND hay mở rộng phạm vi là người có tài năng, năng lực trong một số lĩnh vực.

Nếu dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ có những điều kiện tốt
Các quy định mới về thu hút nhân tài cần chú trọng hơn đến sáng chế, sản phẩm có tính thực tiễn
Toàn cảnh hội thảo “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ngày 5/5, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có thư khen gửi lực lượng CSGT và các lực lượng tăng cường, phối hợp, hỗ trợ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Thêm trân trọng và tự hào về thế hệ cha, ông!

Thêm trân trọng và tự hào về thế hệ cha, ông!

Hòa trong cái nắng mai óng vàng của tiết trời Xuân chưa qua mà Hè đang tới với cảnh vật xanh non như bừng lên sức sống, khiến lòng người hân hoan. Ngước nhìn lá Quốc kỳ kiêu hãnh tung bay trong gió như nhắc nhớ mỗi người về ngày non sông nối liền một dải, về một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Việt Nam trở thành đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu của Nhật Bản

Việt Nam trở thành đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu của Nhật Bản

Ngày 8/5/2024, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ tại Việt Nam. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam” cho Đại sứ Yamada Takio để ghi nhận những đóng góp của Đại sứ Yamada đối với quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
UNESCO ghi danh “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”

UNESCO ghi danh “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”

Ngày 8/5/2024, tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” (hay còn gọi là Cửu Đỉnh) của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.
Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các diện tích xây dựng trong khu chung cư 43-45, ngõ 130 Đốc Ngữ

Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các diện tích xây dựng trong khu chung cư 43-45, ngõ 130 Đốc Ngữ

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa có văn bản chỉ đạo Chánh Thanh tra TP, Chủ tịch UBND quận Ba Đình và các đơn vị liên quan về việc kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng các diện tích xây dựng trong khu chung cư 43-45 ngõ 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.
Tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học

Tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học

Luật gia Nguyễn Bá Hội – Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (VIM) cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cố gắng xây dựng được cơ chế, chính sách cho khoa học và công nghệ phát triển. Đồng thời, nên đề cập đến việc Thủ đô phải tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học cơ bản.
Đảm bảo nguồn tiền cải cách tiền lương

Đảm bảo nguồn tiền cải cách tiền lương

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Theo đó, quyết định từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương.
Hồi ức của cựu dân công hỏa tuyến góp sức cho “tuyến lửa” Điện Biên Phủ

Hồi ức của cựu dân công hỏa tuyến góp sức cho “tuyến lửa” Điện Biên Phủ

70 năm qua, ký ức về những tháng ngày vượt mưa bom, bão đạn để vận chuyển hàng nghìn tấn lương thực, quân trang, vũ khí, đạn dược, mở hàng trăm km đường phục vụ chiến trường vẫn in đậm trong trái tim cựu dân công hỏa tuyến Lưu Văn Tùng (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội).

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động