Cần có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại biểu, hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Ảnh: Quốc hội |
Dự thảo lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua các cuộc thảo luận, Quốc hội đã thống nhất và đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự thảo Luật tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến của các cơ quan, bộ ngành, đại biểu Quốc hội, giới chuyên gia, nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật. Nếu đủ điều kiện, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 diễn ra vào tháng 5/2024.
Đóng góp vào việc chỉnh lý để hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu, hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chia sẻ, quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thực hiện nghiêm túc, khoa học, luôn có sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND, HĐND.
Việc góp ý kiến đã được thực hiện rộng rãi, phong phú, đa ngành, đa lĩnh vực với sự tham gia rộng rãi, nhiệt huyết của các tầng lớp Nhân dân, các bộ, ngành Trung ương, các cấp lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Trung ương và TP. Ban soạn thảo đã tích hợp được các đóng góp ý kiến, phối hợp hiệu quả với các bên liên quan để hoàn thành dự thảo Luật trình Quốc hội lần này. Dự thảo Luật đã trình bày, lấy ý kiến có nhiều đổi mới và có chất lượng cao mang tính đặc thù, vượt trội, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước.
Qua tiếp xúc với cử tri, một số chuyên gia và truyền thông, báo chí đều có nhận định chung là nội dung dự thảo Luật lần này đã bám sát các quy định tại Nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến 2030, bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô đã được Chính phủ thông qua, tổng hợp được những vấn đề tồn tại, bất cập trong thực hiện Luật Thủ đô (2012) để xây dựng các chính sách đặc thù có tính khả thi cao.
Vai trò của Thủ đô về liên kết phát triển vùng
Góp ý về liên kết phát triển vùng Thủ đô, đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, vùng Thủ đô Hà Nội được thành lập từ 2003 (quyết định 118//2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) bao gồm 8 tỉnh. Quy hoạch vùng Thủ đô đã được nghiên cứu và phê duyệt tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới năm 2008, đã có điều chỉnh phạm vi vùng Thủ đô theo quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 20/11/2012 bao gồm 10 tỉnh. Điều chỉnh quy hoạch Vùng Thủ đô đã được nghiên cứu và phê duyệt năm 2016 tại quyết định số 768/QĐ-TTg. Trong Luật Thủ đô (2012) đã có xác định cần có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, TP trong vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô. Song trong thực hiện còn hạn chế do cả chủ quan và khách quan nên cần có cơ chế đặc thù.
Trong Nghị quyết 15-NQ/TW về phát triển Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2045 đã nhận diện những kết quả Hà Nội đã đạt được và cũng nhận xét những hạn chế, yếu kém trong đó có Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.
Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2021 - 2030) được Đại hội Đảng toàn quốc lần XIII thông qua về nhiệm vụ phát triển vùng (một trong 10 nhiệm vụ chủ yếu) đã có đề cập đến vai trò Thủ đô trong các vùng có liên quan. Trong bối cảnh này, Luật Thủ đô (sửa đổi) có chương riêng về liên kết và phát triển vùng là cần thiết, hợp lý. Vai trò Thủ đô Hà Nội không chỉ trong Vùng Thủ đô mà còn với vùng đồng bằng sông Hồng (gồm 9 tỉnh) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh). Do vậy tiêu đề chương V nên là: liên kết, phát triển vùng để thực hiện các định hướng nêu trên và phù hợp với khoản 3 Điều 46.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): dự thảo có sự thay đổi đáng kể | |
Khai thác, sử dụng không gian ngầm hiệu quả | |
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): phát triển y tế, chính sách an sinh xã hội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại