Thứ bảy 04/05/2024 23:16
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn bởi có gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu Quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế và xem xét bổ sung như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm,...
Đại biểu Thích Bảo Nghiêm, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.                Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Thích Bảo Nghiêm, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. Ảnh: Quốc hội

Trọng dụng người có tài năng

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. Trong đó, dự thảo đã quy định cụ thể về thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc ở trong nước, ở ngoài nước có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt để phát triển một lĩnh vực, một ngành của Thủ đô được xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức và được hưởng các chế độ, chính sách do HĐND TP Hà Nội quy định; công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a khoản này được ký hợp đồng làm việc hoặc được đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TP Hà Nội;

Người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có công trình hoặc sản phẩm đã được nghiệm thu, công nhận, ứng dụng đem lại hiệu quả cao thì được ký hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô với chế độ đãi ngộ phù hợp do HĐND TP Hà Nội quy định.

Về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô, sẽ ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ khu vực và quốc tế ở các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô trong từng giai đoạn; hỗ trợ từ ngân sách của TP Hà Nội để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia trên địa bàn Thủ đô;

Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên của Thủ đô học tập tại các cơ sở đào tạo của nước ngoài; hỗ trợ hình thành các trung tâm quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô; hỗ trợ học phí cho học viên học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao của TP Hà Nội. HĐND TP Hà Nội quy định chi tiết Điều này.

Phòng thực hành máy tính hiện đại của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.                      Ảnh: UET
Phòng thực hành máy tính hiện đại của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: UET

Gần 70% tri thức cả nước ở Hà Nội

Đóng góp vào việc chỉnh lý, hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Thích Bảo Nghiêm – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết, quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thực hiện nghiêm túc, khoa học, luôn có sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND, HĐND. Việc góp ý kiến đã được thực hiện rộng rãi phong phú, đa ngành, đa lĩnh vực với sự tham gia rộng rãi, nhiệt huyết của các tầng lớp nhân dân, các bộ, ngành Trung ương, các cấp lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Trung ương và TP. Ban soạn thảo đã tích hợp được các đóng góp ý kiến, phối hợp hiệu quả với các bên liên quan để hoàn thành dự thảo Luật trình Quốc hội lần này.

Qua tiếp xúc với cử tri, một số chuyên gia và truyền thông, báo chí đều có nhận định chung là nội dung dự thảo Luật lần này đã bám sát các quy định tại Nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến 2030, bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô đã được Chính phủ thông qua, tổng hợp được những vấn đề tồn tại, bất cập trong thực hiện Luật Thủ đô (2012) để xây dựng các chính sách đặc thù có tính khả thi cao.

Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn. Hà Nội có tới gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế. Đây cũng là nội dung được xác định là nhiệm vụ giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong 8 nhiệm vụ đã nêu thì có tới 3 nhiệm vụ đề cập cụ thể đến yêu cầu: Huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tiềm năng về văn hóa, khoa học, công nghệ...

Trong dự thảo đã đề cập đến một số chính sách cụ thể như: ưu tiên phát triển một số lĩnh vực, chính sách hỗ trợ ngân sách, hình thành các trung tâm Quốc gia... Song vẫn chưa đầy đủ so với Nghị quyết 15 - NQ/TW và Nghị quyết 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức. Vì vậy, đại biểu Thích Bảo Nghiêm đề nghị xem xét, bổ sung một số nội dung cụ thể như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm. Ưu đãi trong chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, trong bảo tồn di sản đô thị,...

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): tạo điều kiện cho Hà Nội thực hiện TOD
Nhiều thành phố, thị xã không được phân lô bán nền từ 2025
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Peru

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Peru

Chiều 2/5, tại Paris, nhân dịp dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Peru Javier Gonzalez Olaechea.
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội thảo luận 6 nội dung quan trọng

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội thảo luận 6 nội dung quan trọng

Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì hội nghị.
Cống hiến thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Cống hiến thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 18 tuổi, ông Nguyễn Xuân Tứ (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) lên đường nhập ngũ, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đứng giữa khó khăn, gian khổ, sự sống và cái chết gần kề nhưng ông và đồng đội, trong đó có nhiều người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội vẫn giữ khí phách kiên trung, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Chiến thắng đánh dấu một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc

Chiến thắng đánh dấu một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc

Quận ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ vừa tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp.
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề báo chí quan tâm

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề báo chí quan tâm

Chiều 4/5/2024, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an đã trả lời một số vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến lĩnh vực công tác của Bộ Công an.
Bí thư Thành ủy Hà Nội gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Bí thư Thành ủy Hà Nội gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng có Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Ngày 4/5, Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội: hoạt động hội chợ sẽ không được tổ chức ở Hồ Gươm

Hà Nội: hoạt động hội chợ sẽ không được tổ chức ở Hồ Gươm

Các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận sẽ bị cấm.
Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Tiến sĩ Lại Thị Phương Thảo, Trường Đại học Luật Hà Nội đề xuất để giải quyết các thách thức trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng cường đầu tư và nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, tạo liên kết chặt chẽ giữa giáo dục và DN, cải thiện quản lý và chính sách, nâng cao ý thức và nhận thức của giáo viên, sinh viên và cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng giáo dục và đào tạo.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động