Chủ nhật 22/12/2024 01:08

Tình yêu của bà

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thấy bố mẹ tôi vất vả chăm sóc, đưa, đón 4 chị em tôi đi học nên từ năm lớp 2, ông bà nội đón tôi về ở cùng. Khoảng thời gian sống cùng ông bà là khoảng thời gian đẹp đẽ trong cuộc đời tôi. Dù sống xa bố mẹ nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy thiếu thốn tình cảm vì luôn được ông bà yêu thương hết mực.
Tình yêu của bà
Ảnh minh họa

Bà tôi là người ít nói, luôn thể hiện tình cảm bằng hành động. Bà thường mua quần áo mới, kẹp tóc, giày dép cho tôi đi học,…. Mỗi lần tôi về khoe bà được điểm cao, bà lại thưởng cho tôi một món quà. Bà chọn quà tỉ mỉ, chú ý từng chút một. Tuy nhỏ bé nhưng gửi vào đó là bao tình cảm nên tôi luôn trân trọng, giữ gìn cẩn thận.

Học cấp 1, 2, mỗi đứa có hai bộ quần áo thay đổi là đã “sang” lắm rồi. Nhưng có lần, trời mưa, bộ quần áo mặc hôm trước của tôi chưa kịp khô, bà phải thức đêm, miệt mài quạt quần áo cho tôi. Sáng hôm sau, bà lại mang bàn ủi ra ủi quần áo phẳng phiu cho tôi đi học. Biết tôi thích một cái váy công chúa, bà dậy sớm hái rau dưa, hoa quả mang lên chợ làng bán. Hồi đó, mỗi mớ rau chừng 200 đồng, một cân roi khoảng 400-500 đồng nên phải mất mấy ngày, bà mới gom đủ tiền mua cho tôi. Ý nghĩa hơn mà món quà bà tặng đúng ngày sinh nhật khiến tôi rất xúc động.

Hồi bé, tôi rất gầy. Bà tìm mọi thứ bổ dưỡng, cần mẫn sắc thuốc Bắc cho tôi bồi bổ. Khi tôi đi học xa nhà, bà luôn gọi điện nhắc nhở tôi ăn uống đầy đủ. Cứ cuối tuần, bà lại gọi điện, hỏi tôi có về không. Biết tôi về, ông bà lại chuẩn bị rất nhiều thứ “thiết đãi” cháu gái. Bà “nắm trong lòng bàn tay” sở thích của tôi nên nấu rất nhiều món tôi thích. Nào là cháo lòng, bánh đúc, bánh khúc, cá kho,… Món nào cũng cầu kỳ nhưng chỉ cần nhìn tôi ăn ngon lành là bà vui lắm. Ngoài tiền hàng tháng ông cho tôi, tháng nào bà cũng “dúi” cho tôi một ít để còn tiêu pha thêm. Có lần, bà không nói, cứ thế nhét tiền vào ba-lô của tôi. Bà có thể không quan tâm mua sắm cho bản thân, nhưng với tôi, lúc nào bà dùng chắt chiu từng chút một để cháu được đủ đầy.

Ở với ông bà đến khi lập gia đình nên tình cảm của tôi với ông bà rất sâu sắc. Ngày tôi lên xe hoa, vui cũng có mà hụt hẫng cũng nhiều vì không còn được sống cùng ông bà. Bà bảo: “Bố mày, về với ông bà từ khi còn bé mà giờ đã lấy chồng. Thỉnh thoảng về thăm ông bà nhé”. Thấy vậy, tôi càng nức nở, lưu luyến nhưng cố dặn lòng mình mạnh mẽ, vui vẻ để ông bà khỏi lo lắng.

Ngày tôi sinh bé lớn, một tháng ở nhà ngoại, bà cũng “giành” với mẹ tôi việc nấu cơm, tắm giặt cho mẹ con tôi. Bà nói: “Có mỗi tháng về với cụ thì phải để cụ chăm chắt chứ”. Bà dậy sớm, nấu cơm và thức ăn nóng cho tôi ăn để sữa nhanh về, đi hái từng loại lá về nấu nước, tắm mát cho chắt,…

Đến tận bây giờ, bà vẫn giữ thói quen gọi điện động viên, gói ghém quà gửi lên cho tôi. Tình yêu của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, giúp tôi luôn trân trọng tình cảm của những người xung quanh mình. Mỗi khi nhìn ngắm bà, tôi cảm thấy thật hạnh phúc và may mắn khi được sinh ra trong gia đình mình, được đón nhận tình yêu bao la của bà.

An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tại Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hoá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam” do do Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm trong quản trị văn hoá của Pháp.
Nhạc sĩ Quốc Trung: Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài

Nhạc sĩ Quốc Trung: Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài

Tại Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam” do Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức mới đây, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài về các chiến lược xây dựng công nghiệp sáng tạo.
"Anh trai vượt ngàn chông gai" được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL khen ngợi, nhận Bằng khen ngay trong Concert

"Anh trai vượt ngàn chông gai" được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL khen ngợi, nhận Bằng khen ngay trong Concert

Bên cạnh những màn trình diễn mãn nhãn tại Concert ngày 14/12, "Anh trai vượt ngàn chông gai" còn được nhận Bằng khen của Đài truyền hình Việt Nam.
Dư vị mùa Giáng sinh

Dư vị mùa Giáng sinh

Chúng ta đang đi qua những ngày cuối năm. Xuống phố, khúc nhạc Giáng sinh vui tươi lan trong gió khiến lòng ta cũng chộn rộn. Dư vị Giáng sinh trong bạn là gì? Với tôi, Giáng sinh có dư vị thật đặc biệt bởi gắn với bao ký ức thân thương đi cùng năm tháng.
Câu chuyện cuộc sống: cô bạn kiên cường

Câu chuyện cuộc sống: cô bạn kiên cường

Bích là bạn thân hồi cấp 2 của tôi. Cô ấy xinh đẹp, tốt bụng. Điều tôi nể phục ở Bích chính là sự lạc quan, dũng cảm đối diện với những thử thách của cuộc đời.
Nam sinh dẫn đầu điểm số nhóm Huy chương Bạc Olympic Khoa học trẻ quốc tế

Nam sinh dẫn đầu điểm số nhóm Huy chương Bạc Olympic Khoa học trẻ quốc tế

Mới đây, em Lê Tùng Lâm, học sinh lớp 10 Lý 2, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã xuất sắc giành Huy chương Bạc Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024.
Nghệ nhân “giữ lửa” di sản văn hóa hát Dô cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân “giữ lửa” di sản văn hóa hát Dô cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lan (thôn Đại Phu, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Nội) chính là người đã làm “sống dậy” làn điệu hát Dô truyền thống của văn hóa xứ Đoài.
Khai mạc Triển lãm nghệ thuật “Những trang sử bằng hình sắc”

Khai mạc Triển lãm nghệ thuật “Những trang sử bằng hình sắc”

Sáng 19/12, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Văn Vũ Art và đại diện các gia đình hoạ sĩ tổ chức Triển lãm hội họa và điêu khắc của 5 tác giả
Thương hoài những tiếng rao đêm…

Thương hoài những tiếng rao đêm…

Đã lâu lắm rồi, tôi rất ít nghe thấy tiếng rao đêm, bởi công nghệ đã ảnh hưởng và thay thế nhiều thói quen trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động