Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tuyên truyền pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTổ hòa giải phường Phú Thượng, quận Tây Hồ luôn gần dân, sát dân để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ảnh: N.H |
Được biết, công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn quận Tây Hồ trong những năm qua luôn đạt nhiều kết quả tích cực. Năm 2024, quận tiếp tục phát huy sự tham gia chủ động, tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong tìm hiểu pháp luật, xây dựng văn hóa pháp lý, lối sống theo pháp luật, tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật.
Bảo đảm công khai, minh bạch thông tin liên quan đến pháp luật, quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin liên quan đến pháp luật của Nhân dân trên địa bàn phường. Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.
Lãnh đạo UBND quận cho biết, quận tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các kế hoạch, chương trình công tác PBGDPL. Đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua và văn bản hướng dẫn triển khai thi hành.
Tập trung phổ biến các văn bản pháp luật mới liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp được Quốc hội thông qua và có hiệu lực năm 2023 và năm 2024; các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành các văn bản pháp luật, các văn bån quy phạm pháp luật TP; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân, doanh nghiệp, các văn bản pháp luật của TP cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tư vấn, định hướng hỗ trợ khởi nghiệp.
Cùng với đó, tập trung phổ biến, giới thiệu các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác của TP năm 2024 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường; dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi và dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội;
Triển khai thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ; phòng, chống dịch bệnh; kỷ cương hành chính, chính quyền số, thí điểm mô hình chính quyền đô thị, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, trật tự xây dựng và đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an toàn trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em...
Xây dựng và triển khai mô hình mới, có hiệu quả trong công tác PBGDPL. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kế hoạch số 351/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về triển khai, thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13-9-2022 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở”; tiếp tục nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức đánh giá, công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. Gắn việc thực hiện nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật với việc xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn quận.
Theo lãnh đạo UBND quận, quận sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả. Đồng thời, bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại