Thứ hai 29/04/2024 04:57
Thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội - "Hứa hẹn mùa quả ngọt"

Bài 4: Quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại Hà Nội không chỉ nhận được sự tán đồng của cử tri, người dân mà ngay cả các đại biểu hội đồng cũng rất ủng hộ. Khi HĐND cấp phường không còn, thì quyền làm chủ của Nhân dân vẫn tiếp tục được phát huy...
Bài 4: Quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy
Đại biểu phát biểu tại buổi đối thoại giữa đồng chí Chủ tịch UBND phường Quang Trung với Nhân dân. Ảnh: Hoàng Phương

Hướng tới bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Ông Nguyễn Đình Lâm, Bí thư Đảng ủy phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây cho rằng, mục đích của sự thay đổi này là hướng tới tinh gọn bộ máy, hiệu lực hiệu quả trong quản lý Nhà nước và phục vụ Nhân dân ngày một tốt hơn.

Mặc dù không tổ chức HĐND ở phường, nhưng quyền dân chủ và giám sát của Nhân dân vẫn được duy trì và ngày càng được nâng cao, thông qua các hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở thị xã; trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gắn với thực hiện có hiệu quả quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn thành phố; qua đó nâng cao được vị thế, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Hà Nội trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

Theo ông Nguyễn Đình Lâm, trong 2 năm vừa qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy thực hiện rất rõ nét trong công việc.

Thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyên đô thị, cùng với sự vào cuộc, chỉ đạo của TP, thị xã, Đảng ủy phường đã ban hành triển khai quyết định quy chế làm việc của BCH, Ban thường vụ, thường trực Đảng ủy và tổ chức Hội nghị quán triệt và tuyên truyền triển khai thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị tới các đại biểu gồm thường trực Đảng ủy, UB, MTTQ, các ban ngành, đoàn thể, công chức chuyên môn; các ông bà bí thư kiêm Trưởng ban công tác mặt trận…

“Việc tổ chức, sắp xếp cán bộ khối Đảng, đoàn thể khi thực hiện chính quyền đô thị tại phường về cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. Các đồng chí đều có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và năng lực đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao” – ông Lâm cho biết.

Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị tại phường được duy trì và thực hiện đảm bảo. Chức năng giám sát của HĐND phường, việc tiếp nhận thông tin bức xúc từ nhân dân, các ý kiến phản ánh kiến nghị về cơ bản sẽ do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tiếp nhận, từ đó nâng cao hơn vai trò giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị.

Trên cơ sở giám sát, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức triển khai giám sát và tổ chức hội nghị phản biện xã hội liên quan trực tiếp đến quy chế dân chủ cơ sở, kết quả thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; công tác quản lý đất đai, công tác quản lý Nhà nước về VSATTP… hướng dẫn, chỉ đạo Ban thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát, tập trung vào nội dung như: Việc thực hiện tiêu chí xây dựng đô thị văn minh; công tác tiêm chủng vắc xin, thực hiện quy ước xây dựng văn hóa ở khu dân cư…

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phường đã tổ chức 24 hội nghị để Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Thông qua hội nghị đứng dầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân… đã kịp thời giải quyết ngay những vấn đề bức xúc nảy sinh ở địa phương cơ sở, đồng thời tiếp thu ý kiến góp ý để thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm của cán bộ.

Bài 4: Quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy
Lãnh đạo UBND phường Quang Trung phát biểu ý kiến tại buổi giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ảnh: Phạm Hảo

Quyền giám sát của nhân dân được tăng cường hơn bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp

Theo bà Phạm Thị Lệ Thủy, Chủ tịch UBND phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thực hiện quy chế làm việc, UBND phường đã duy trì chế độ giao ban hành tuần giữa Chủ tịch, Phó Chủ tịch, công chức chuyên môn, trưởng các ngành thuộc UBND để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tuần và đề ra nhiệm vụ tuần tiếp theo.

“UBND phường thực hiện nghiêm túc việc giao ban tháng với Đảng ủy, các tổ dân phố, đại diện các tổ chức chính trị xã hội để báo cáo kết quả hoạt động kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và công tác chăm lo đời sống Nhân dân. Trong các hội nghị có nội dung quan trọng, phường sẽ mời Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, các đoàn thể họp tham dự và góp ý trước khi ban hành” – bà Thủy nói.

Cũng theo bà Thủy, trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật và Nhà nước, phường chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy. Phát huy tính chủ động trong công tác, UBND phường luôn chủ động báo cáo, đề xuất với Đảng ủy phường phương hướng, nhiệm vụ cụ thể về phát triển – kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương.

Với MTTQ, phường phối hợp chặt chẽ, cùng các tổ chức chính trị - xã hội ở phường trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo lợi ích của Nhân dân…

“Mặc dù không tổ chức mô hình HĐND cấp phường, xong quyền giám sát của Nhân dân vẫn được đảm bảo, được tăng cường hơn bằng hình thức giám sát trực tiếp của nhân dân hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.” – bà Thủy cho biết.

Hơn nữa, việc này còn giảm thời gian chờ các cuộc họp HĐND để quyết đáp các vấn đề tại địa phương, trong khi yêu cầu thực hiện của chính quyền tại các đô thị có nhiều yếu tố cần mang tính kịp thời trước các vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương.

Về việc khi bỏ HĐND cấp phường, ý kiến cử tri phản ánh thế nào, các vị lãnh đạo phường, thị xã cũng cho hay: nhờ công nghệ thông tin, lãnh đạo phường tiếp nhận phản ánh qua nhiều kênh khác nhau nên tương tác rất kịp thời trước các ý kiến của người dân.

Nếu thấy chưa thỏa đáng, người dân có thể phản ánh nguyện vọng thông qua kênh Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, như vậy người dân không mất đi quyền dân chủ, thậm chí có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận với chính quyền cơ sở, khi triển khai chính quyền đô thị.

(Còn nữa)

Tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2023 và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Thanh khẳng định: “Bỏ HĐND cấp phường giúp chính quyền phường chủ động hơn rất nhiều; giảm bớt thủ tục quy trình, quan hệ công việc, giúp nhanh hơn trong xử lý công việc khi trực tiếp quản trị. Ở cấp phường khi bỏ HĐND vẫn phát huy được vai trò giám sát của người dân bởi Hà Nội đã được tăng số lượng đại biểu HĐND cấp quận, trực tiếp giám sát hoạt động của chính quyền phường. Bên cạnh đó, việc đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với Chủ tịch UBND phường do HĐND quận thực hiện là phù hợp”.

Bài 2: Việc ủy quyền chứng thực giúp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính
Bài 3: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động