Thứ hai 25/11/2024 19:08

Cảnh giác với chiêu trò mời giá dịch vụ hấp dẫn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Gần đây, các loại hình cung cấp dịch vụ như: làm đẹp, tập gym, yoga, dạy ngoại ngữ… thường đưa ra những chương trình dài hạn với giá cả hấp dẫn. Nhưng hoạt động được một thời gian các chủ sang nhượng cơ sở, hội viên lao đao, điêu đứng…
Nhân viên của Bể bơi nằm trong trung tâm I Like Fitness, Yoga & Pool cơ sở 2 tại tầng 4, tòa nhà Le Capitole, số 27 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội đang tư vấn cho khách hàng  Ảnh: Hải Anh
Nhân viên của Bể bơi nằm trong trung tâm I Like Fitness, Yoga & Pool cơ sở 2 tại tầng 4, tòa nhà Le Capitole, số 27 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội đang tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Hải Anh

Thiệt hại không nhỏ

Thời gian qua trên địa bàn Hà Nội, nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện, làm đẹp của người dân, nhiều trung tâm như: Bể bơi nằm trong trung tâm I Like Fitness, Yoga & Pool cơ sở 2 tại tầng 4, tòa nhà Le Capitole, số 27 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội hay phòng tập "5 sao" Công ty TNHH Active thể thao... Để trở thành hội viên các CLB này, mỗi cá nhân phải nộp tiền (theo tháng, quý hoặc năm), sau đó sẽ được cấp thẻ hội viên. Thông thường, mức phí tham gia các CLB này không hề rẻ, dao động từ 1-3 triệu/tháng tùy thuộc vào hạng của thẻ được cấp, hạng càng cao số tiền càng lớn, kéo theo đó, hội viên sẽ được hưởng thêm nhiều dịch vụ ưu đãi.

Hầu hết các CLB đều đưa ra các chương trình khuyến mãi với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằm khuyến khích hội viên nộp tiền theo thời gian dài (từ 2-5 năm, có khi cả chục năm). Như vậy, số tiền mỗi hội viên phải nộp ít nhất là vài triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Do đó, khi các Trung tâm này bỗng dưng dừng hoạt động, số tiền hội viên bị thiệt hại không hề nhỏ.

Anh Nguyễn Tuấn Hùng, nhà ở quận Đống Đa, Hà Nội thành viên của Bể bơi nằm trong trung tâm I Like Fitness, Yoga & Pool cơ sở 2 tại tầng 4, tòa nhà Le Capitole, số 27 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội bức xúc chia sẻ khi phòng tập chuyển nhượng không còn đúng như hợp đồng ban đầu. Theo lời kể của anh Hùng, năm 2021, anh mua gói bơi hơn 30 triệu đồng, được khuyến mãi 1 năm được đi kèm người. Khi tập được một thời gian thì phòng tập chuyển nhượng cho chủ khác. “Giờ vì yếu tố sức khỏe tôi muốn bán gói phòng tập của tôi cho người khác. Nhưng khi tư vấn của chủ đầu tư mới giải thích chuyển nhượng tôi không được hưởng các ưu đãi khuyến mãi, giá chuyển nhượng hợp đồng vô cùng cao lên đến 2 triệu đồng. Nếu muốn giữ đúng như hợp đồng ban đầu, được hưởng tất các ưu đãi thì người được hưởng chuyển nhượng hợp đồng phải mua tiếp một gói hợp đồng của chủ mới. Thậm chí đến giờ tôi vẫn chưa nhận được hợp đồng từ công ty cũ gửi đến và chỉ đưa có một cái thẻ. Qua tìm hiểu được biết, cả công ty cũ và mới toàn tên theo công ty đặt như: pen... không hề có tên thật đeo trên biển…” - anh Nguyễn Tuấn Hùng cho biết thêm.

Cùng chung bức xúc chị Trịnh Thị Thanh, trú tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội cho biết: Chị mua gói trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại một cơ sở Spa gần nhà với giá hơn 20 triệu cho 100 buổi. Spa trị liệu ban đầu khá đẹp, nhân viên nhiệt tình chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Tuy nhiên, được một thời gian sau, thì họ chuyển nhượng cho chủ mới. Gói của tôi cũng được chuyển cho chủ mới chăm sóc và trị liệu. Tuy nhiên, chủ mới cũng làm ở cơ sở này được ít tháng rồi cũng chuyển địa điểm. “Họ cho tôi địa chỉ về một Spa ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, cách nhà tôi tới chục km. Không những vậy, khi chăm sóc tại cơ sở này được vài buổi thì họ lại thông báo chuyển địa điểm tiếp. Khi đến cơ sở mới, tôi được chủ Spa đưa lên 1 tòa nhà cao tầng, các trang thiết bị phục vụ trị liệu thì sơ sài, nhân viên cũng vắng vẻ, nhìn mà ngán ngẩm…” - chị Trịnh Thị Thanh cho biết thêm.

Có thể khởi tố hình sự nếu có dấu hiệu lừa đảo?

Luật sư Bùi Văn Thành, Trưởng VPLS Mặt trời mới cho rằng, khi hội viên đã mua Thẻ tập của Trung tâm, CLB Gym, Yoga…bằng Hợp đồng với Công ty chủ sở hữu với địa điểm, thời gian và chương trình tập dài hạn, thì theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, việc giao kết hợp đồng dân sự theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Để tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng, mỗi cá nhân phải tìm hiểu và đánh giá đúng về thẩm quyền của người đại diện công ty ký hợp đồng, năng lực thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của bên kia, nhằm bảo đảm hợp đồng mà mình đã giao kết có hiệu lực pháp luật và thực thi có hiệu quả.

Khi giao kết hợp đồng với các Trung tâm, CLB và thanh toán tiền theo Hợp đồng, các hội viên có quyền đến tập Gym, Yoga …tại địa điểm tập, thời gian tập và chương trình tập được quy định cụ thể tại thẻ tập, hoặc thẻ hội viên. Quyền được tập này đồng thời là nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ. Khi các hội viên đã có thẻ tập hoặc thẻ hội viên nhưng các CLB, Trung tâm không mở cửa để hội viên đến tập là họ đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp này cần căn cứ vào nội dung các điều khoản của hợp đồng đã giao kết và quy định có liên quan để giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

Điều 385 BLDS 2015 quy định về trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nêu rõ: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại”…
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mới “nhận quà sinh nhật ví Momo”
Cảnh giác thủ đoạn giả danh Cục An ninh mạng hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo
Cảnh giác khi cho con tham gia các chương trình ngoại khóa trên mạng xã hội
Nguyễn Vũ - Hải Anh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động