Thứ bảy 27/04/2024 02:13

Sử dụng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hành vi sử dụng mạng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Hành vi này sẽ bị xử lý theo Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời gian gần đây, do nhu cầu tìm kiếm việc làm của người dân tăng cao, nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Vậy hành vi sử dụng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì người dân cần có những kỹ năng gì để nhận diện những hành vi của các đối tượng lừa đảo?

Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời như sau: Hành vi sử dụng mạng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Hành vi này sẽ bị xử lý theo Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Thời gian qua, Cơ quan Công an đã phát hiện và xử lý rất nhiều những vụ việc liên quan đến hành vi này. Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng lòng tham, ham muốn kiếm tiền một cách dễ dàng hay tâm lý e ngại đối với việc liên quan đến vi phạm pháp luật để hù dọa người dân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Vì vậy, người dân cần tỉnh táo trước các lời mời gọi việc nhẹ lương cao, chiết khấu hoa hồng cao, mời tham gia các kênh đầu tư lợi nhuận lớn hơn 20% một năm. Đồng thời hết sức cảnh giác đối với các cuộc gọi, thông báo từ người tự xưng là người trong cơ quan pháp luật.

Để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần chủ động nâng cao nhận thức, kiến thức thông qua các phương tiện truyền thông về các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới. Nếu nhận được thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật thì phải đến Cơ quan Công an, văn phòng luật sư hoặc người hiểu biết pháp luật để trao đổi, cung cấp thông tin. Cơ quan Công an không đưa ra các yêu cầu qua điện thoại mà sẽ có văn bản, quyết định gửi đến công dân trong trường hợp công dân có liên quan đến vụ việc cần giải quyết.

Từ việc Công an quận Bắc Từ Liêm triệt phá 2 đường dây lừa đảo môi giới việc làm
Mạo danh tổ chức dịch vụ tài chính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nghe điện thoại giả mạo công an, người đàn ông mất trắng 500 triệu đồng
Mạo danh cán bộ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo khám bệnh miễn phí
Vay tiền online: Đằng sau “miếng pho mát” là chiếc bẫy chuột
Quang Trung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động