Thứ hai 29/04/2024 07:44

Những "Hoa biên cương" làm đẹp cho đời

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
65 năm hoạt động của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã tạo ra nhiều giá trị cao đẹp trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Những hy sinh, cống hiến trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ BĐBP cùng nhân dân đã có mặt trong văn học, nghệ thuật, báo chí của nước nhà.

Kho tàng với vô vàn tác phẩm sống động đã có sức lan tỏa và lay động lòng người. Những tác phẩm đó đã góp phần quan trọng vào thành công của Đảng, Nhà nước, Nhân dân, Quân đội, BĐBP trong nhiệm vụ hệ trọng là bảo vệ vững chắc biên cương, bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc.

Những
Bộ đội Biên phòng Cà Mau quyết tâm phòng, chống vi phạm IUU

Sắc màu biên cương - tình ca vô tận của người lính

Hình ảnh những thầy thuốc, thầy giáo, bí thư đảng ủy mang quân hàm xanh… trên các vùng biên giới đặc biệt khó khăn cùng ngồn ngộn những câu chuyện cảm động về sự hy sinh chiến đấu ngoan cường, sự chịu đựng khó khăn gian khổ của cán bộ chiến sĩ BĐBP đã tạo nguồn cảm hứng không hề cạn cho các tác giả sáng tạo ra các tác phẩm văn thơ, nhạc họa, báo chí có giá trị. Tạo được dấu ấn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.

Cục chính trị BĐBP có rất nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo cũng đã cống hiến nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ở hàng cán bộ lãnh đạo cấp cục, cấp phòng và đơn vị trực thuộc cục, có nhiều cá nhân được ghi nhận trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền. Đặc biệt, có những đồng chí vừa chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, vừa trực tiếp tạo ra các tác phẩm có chất lượng cao.

Những
Thiếu tá, Y sĩ Lê Văn Quốc, người hết lòng vì đồng bào Khmer ở vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Ảnh: Trung Hiếu

Không chỉ phụ trách công tác tuyên truyền, có nhiều đồng chí thủ trưởng Cục chính trị cũng nổi danh bởi những tác phẩm của mình. Tiêu biểu như Thiếu tướng Cao Thượng Lương, Đại tá Phan Trọng Bằng, Thiếu tướng Vũ Hiệp Bình, Đại tá Nguyễn Hòa Văn.

Đây là những người đã dày công góp phần tham mưu cho Đảng ủy - Bộ Tư lệnh, Đảng ủy - Chỉ huy Cục Chính trị kiến tạo ra những chủ trương, giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, đồng thời cũng là những người sáng tạo ra những tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật xuất sắc.

Những
Đại tá - nhà báo Nguyễn Hòa Văn.

Đại tá Nguyễn Hòa Văn là một trong những nhân vật như vậy. Với bề dày 15 năm làm Tổng biên tập báo Biên Phòng, và hơn 3 năm làm Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP kiêm Tổng biên tập báo Biên phòng, ông là người tổ chức sản xuất nhiều loạt phim tài liệu, chương trình truyền hình có sức lan tỏa mạnh mẽ trong công chúng.

Nổi bật như Ký sự Biên phòng, Ký sự biển đảo, phần 1 của phim Những trang sử biên thuỳ và hàng chục chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng VTV… Trong đó có rất nhiều tác phẩm được vinh danh tại Giải báo chí Quốc gia, giải báo chí về Thông tin đối ngoại… Đại tá Nguyễn Hòa Văn cũng là người khởi xướng đặt tên cho nhiều tác phẩm giao lưu Truyền hình có sức sống đến hôm nay.

Những
Đi dọc chiều dài biên giới của đất nước, đến đâu cũng được nghe câu chuyện về những chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm giúp dân học chữ.

Những chương trình quen thuộc với công chúng

Giờ đây truy cập vào Internet, chúng ta dễ dàng tìm thấy nhiều cái tên quen thuộc của các chương trình tác phẩm truyền hình sống động đã tồn tại hơn 10 năm nay. Như “Nửa thế kỷ vàng khúc quân hành”, “Mái ấm biên cương”, “Biên cương thắm tình hữu nghị”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”, “Âm vang biên giới”, “Mùa Xuân hướng về vùng cao Hà Giang”, “Xuân biên cương nâng bước em đến trường”, “Những người thắp lửa biên cương”, “Vì những con tàu xa khơi”

Trong tác phẩm nói trên, có hơn một nửa do Đại tá Nguyễn Hòa Văn khởi xướng và được chấp nhận ngay, đó là: “Nửa thế kỷ vang khúc quân hành”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”, “Xuân biên cương nâng bước em đến trường”, “Những người thắp lửa biên cương”, “Vì những con tàu xa khơi”.

Riêng tên chương trình “Biên cương thắm tình hữu nghị”, trước khi kế hoạch được phê duyệt, Đại tá Nguyễn Hòa Văn đề xuất tên: “Biên cương hữu nghị” hoặc “Biên cương hội nhập”. Sau khi họp ban chỉ đạo, ban tổ chức đã phê duyệt kế hoạch với tên gọi như trên.

Đây là chương trình giao lưu giữa BĐBP Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia các nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia. Chương trình giao lưu này rất có giá trị. Thông điệp của chương trình: Đoàn kết hữu nghị, hợp tác tin cậy; Làm nòng cốt xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, phát triển, thúc đẩy hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích chung và lợi ích mỗi nước, vì cuộc sống yên bình và hạnh phúc của nhân dân hai bên biên giới.

Đến nay, chương trình này đã tổ chức được 3 lần. Lần 1 được tổ chức vào tháng 3/2014, đoạt giải khuyến khích báo chí quốc gia năm 2014. Lần 2 được tổ chức vào tháng 5/2016, đoạt giải B giải báo chí quốc gia 2016.

Được biết, Đại tá nhà báo Nguyễn Hòa Văn còn là một cây bút chính luận đau đau với những vấn đề thời cuộc của đất nước. Đánh giá của ông cũng vinh dự được trích đăng trong sách đỏ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông đã được 7 lần vinh danh giải A, B, C, KK tại giải báo chí Quốc gia, Búa Liềm Vàng và Phòng chống tham nhũng.

Đặc biệt ông được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương BVTQ hạng ba về thành tích tổ chức sản xuất 36 tập phim ký sự biển đảo cùng với đạo diễn Trần Tuấn Hiệp và tập thể Báo Biên phòng.

Những ân tình nơi biên cương, đầu sóng
Ấm nồng mùa Xuân biên cương
Chuyện tình của cô giáo Hà thành trên mảnh đất biên cương
Tuổi trẻ Việt Nam hành động vì biên cương Tổ quốc
Theo Congly.vn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động