Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGiáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường. Ảnh: Quốc hội |
Đô thị hóa nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm nước
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vừa qua, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các đại biểu Quốc hội, nhiều chuyên gia, nhà khoa học bày tỏ quan điểm đến dự thảo luật này.
Góp ý về góc nhìn quản lý bền vững tài nguyên nước, Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho biết, trong những năm qua, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Hà Nội đã mang lại nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) to lớn, nhưng lại làm gia tăng sức ép lên việc quản lý tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng, đất, nguồn nước, cũng như nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm nước và sức khỏe cộng đồng.
Theo Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Hà Nội nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị là nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Vì vậy, UBND TP. Hà Nội đã đề nghị đưa các nội dung: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển đô thị, thương mại và công nghiệp; bảo vệ môi trường Thủ đô,… xem xét, thể chế hóa trong Luật Thủ đô (sửa đổi).
Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ chia sẻ thêm, tài nguyên nước trong một vùng lãnh thổ bao gồm: nước mặt (sông, kênh mương, hồ, ao đầm,..); nước dưới đất (nước ngầm mạch nông tầng holocen, mạch sâu có áp tầng pleitocen...); nước mưa và cả các loại nước thải có thể tái sử dụng. Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, kế hoạch phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc. Vì vậy, cần có tiếp cận phù hợp về quản lý bền vững tài nguyên nước trong các nội dung nêu trên để đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi).
Nước sông Tô Lịch trong xanh khi được dẫn nước từ Hồ Tây để giúp làm sạch nước sông này năm 2019. Ảnh: Khánh Huy |
Bảo tồn trữ lượng và chất lượng của các diện tích mặt nước
Theo Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, đô thị hóa dẫn đến thay đổi môi trường nước mưa và nước ngầm. Nước mặt là một trong những nguồn bổ cập chính cho nước ngầm. Bảo tồn trữ lượng và chất lượng của các diện tích mặt nước yếu tố quan trọng để quản lý bền vững môi trường nước ngầm và nguồn nước ngầm.
Trong nội dung về bảo vệ nguồn nước của Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 chỉ rõ: lập hành lang bảo vệ nguồn nước, xây dựng các phương án bảo vệ, cải tạo chất lượng nguồn nước khai thác đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm cấp nước an toàn; ồn nước sinh hoạt; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm chất lượng nguồn nước và xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép…
Thực hiện các giải pháp quy hoạch thoát nước đô thị bền vững mang lại những lợi ích như kiểm soát ô nhiễm nước, giảm thiểu úng ngập, xói mòn, làm đa dạng và tăng giá trị của hệ sinh thái nước, bổ cập nguồn nước ngầm, ổn định dòng chảy các dòng sông, tiết kiệm nước cấp nhờ thu gom và tái sử dụng nước mưa, cải thiện cảnh quan sinh thái đô thị, tăng giá trị thương mại của khu đất và nâng cao thiết thực chất lượng cuộc sống.
Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ cho rằng, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ nguyên tắc tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường nước tạo điều kiện để xây dựng một kế hoạch tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững cho TP Hà Nội với đa mục tiêu: đảm bảo cấp nước bền vững, bảo vệ môi trường và vòng tuần hoàn nước tự nhiên, đáp ứng các mục tiêu phát triển KT-XH và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các giải pháp quản lý tài nguyên nước (trung hạn và dài hạn) dựa trên các yêu cầu như: các quy hoạch thành phần liên quan đến tài nguyên nước và bảo vệ môi trường trong Quy hoạch phát triển TP phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH có tính đến sự biến đổi khí hậu; hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến quản lý tổng hợp và quản lý bền vững tài nguyên nước đô thị.
Ưu tiên phát triển đường sắt đô thị theo hướng giao thông công cộng | |
Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt | |
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại