Chủ nhật 24/11/2024 03:14
Bất cập từ thói quen “hạ sách” của người tham gia giao thông:

Kỳ 2: Sự “khôn lỏi” đôi khi phải trả giá đắt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mất kiên nhẫn vì tắc đường, nhiều phương tiện xe máy cố tình leo lên vỉa hè, lấn làn đường dành cho ô tô, phía ô tô dàn hàng ngang để giành nhau từng khoảng trống gây tình trạng hỗn loạn giao thông vào giờ cao điểm.
Người đi bộ phải nhường đường cho phương tiện xe máy đi trên vỉa hè.	Ảnh: Mộc Miên
Người đi bộ phải nhường đường cho phương tiện xe máy đi trên vỉa hè. Ảnh: Mộc Miên

Tình trạng “mạnh ai người nấy đi”

Bất cứ người dân tham gia giao thông trong khu vực thành phố (TP) vào giờ cao điểm buổi sáng, giờ tan tầm, sau những trận mưa lớn, ngã tư đèn đỏ,… đều quá quen thuộc với “đặc sản” tắc đường của Thủ đô. Dù đường tắc nghẽn cục bộ nhưng hàng trăm chiếc xe máy vẫn cố tình luồn lách qua khe hở của ô tô để giành từng chỗ trống vượt lên trước, bất chấp nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Nhiều tài xế ô tô quá cám cảnh trước hình ảnh các phương tiện xe máy tạt đầu xe, chen ngang, luồn lách vào thời điểm đang chờ đèn đỏ hay xảy ra tắc đường cục bộ.

Không chỉ lấn làn ô tô, không ít các phương tiện xe máy còn leo lên vỉa hè với tốc độ nhanh nhằm thoát cảnh ùn tắc, chờ đợi lâu. Vỉa hè vô tình trở thành tuyến đường phụ của người tham gia giao thông. Ghi nhận tại nhiều tuyến đường, diện tích vỉa hè nhỏ, hẹp, chiều cao vỉa hè so với lòng được khoảng 20cm nhưng có tới hàng trăm xe máy leo lên vỉa hè gây khó khăn trong di chuyển. Nhiều chủ xe máy bị ngã, đổ xe do va chạm với các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.

Ngoài tình trạng lấn làn, leo lên vỉa hè, tại các điểm “nóng” giao thông như nút giao Ngã Tư Sở - Trường Chinh, nút giao Nguyễn Trãi - Đường Láng, nút giao Nguyễn Chí Thanh - Chùa Láng còn có tình trạng xe máy đi ngược chiều bất chấp nguy hiểm.

Nhiều người điều khiển xe máy đi ngược chiều từ Nguyễn Trãi đi Sơn Tây hoặc đường Láng thay vì quay đầu về phía đường Trường Chinh nhằm tiết kiệm 700m cung đường. Tại nút giao Ngã Tư Sở - Trường Chinh thường xuyên xảy ra tình trạng xe máy đi ngược chiều khi vắng bóng lực lượng chức năng. Theo nhiều người dân sống quanh khu vực, đã xảy ra nhiều vụ va chạm giao thông vì thói quen “khôn lỏi” này các phương tiện xe máy đi ngược chiều.

Tình trạng vượt đèn đỏ cũng thường xuyên diễn ra tại ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, nút giao Lê Văn Lương hướng đi Tố Hữu, ngã tư Khuất Duy Tiến hướng đi Phạm Văn Đồng,… Đèn tín hiệu tại các khu vực này gần như bị “vô hiệu hóa” khi hàng trăm xe nối đuôi nhau vượt đèn đỏ. Để ngăn chặn hành vi đi ngược chiều, lực lượng chức năng tổ chức phân luồng, cắm biển báo, đặt dải phân cách cấm các phương tiện vi phạm nhưng chỉ như “muối bỏ bể” vì cứ vắng bóng lực lượng chức năng giám sát là tình trạng vi phạm lại tái diễn.

Nỗi sợ của người đi bộ

Trước thực trạng “mạnh ai nấy đi” gây nên nỗi ám ảnh của những người đi bộ và những người tham gia giao thông đúng luật. Tại điểm chờ xe buýt đường Cầu Giấy vào giờ tan tầm buổi chiều, tập trung rất nhiều sinh viên, người đi làm đi bộ đến điểm chờ xe buýt phải tấp vào gần cửa hàng kinh doanh để “né” các phương tiện xe máy phóng nhanh trên vỉa hè.

Nghịch lý vỉa hè dành cho người đi bộ nhưng vào giờ cao điểm phải “gánh” chức năng tuyến đường phụ cho xe máy. Em Nguyễn Thị Loan, sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, sau ca làm thêm buổi chiều kết thúc, quá trình đi bộ ra điểm chờ xe buýt là nỗi ám ảnh nhất. Em thường xuyên bị các tài xế xe máy nhấn còi hối thúc, có người còn chửi, đe dọa vì không nhường đường cho xe máy đi trên vỉa hè. Nhiều lúc tránh xe máy đã vấp chân vào biển hiệu của cửa hàng kinh doanh gần đó.

Bản thân em Loan chứng kiến nhiều vụ việc các cô, các chị bị đổ xe, bị ngã khi leo lên vỉa hè để di chuyển. Nhiều người chỉ biết cười trừ vì lỗi vi phạm do chính mình gây ra.

Hồi tháng 7/2023, Đội CSGT số 2 (Phòng CSGT CA TP Hà Nội) điều tra vụ việc đôi nam nữ điều khiển xe máy tử vong nghi vấn ban đầu do bị trượt ngã lúc leo lên vỉa hè tại đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Nhiều vụ tai nạn thảm khốc về tình trạng xe máy đánh võng, vượt ẩu, lấn làn.

Năm 2020, tại cầu vượt Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) xảy ra vụ va chạm giao thông nghiêm trọng giữa người điều khiển xe máy vượt ẩu, lấn làn đâm trực diện vào đầu ô tô hướng ngược chiều khiến hai người đàn ông bị thương nặng. Không ít trường hợp vượt đèn đỏ xảy ra va chạm tai nạn giao thông liên hoàn, gây nên nỗi bức xúc của người tham gia giao thông đi đúng luật.

Những “án tử” đã được cảnh báo từ trước, việc tuyên truyền sâu rộng, tích cực về Luật Giao thông đường bộ từ các phương tiện truyền thông nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người tham gia giao thông. Nếu giữ tư duy “mạnh ai nấy đi” thì e rằng, quy định có cấm phạt nghiêm khắc thì cũng không chỉ kiểm soát được ở từng thời điểm nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng. Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta cần phạt nghiêm với các lỗi: lấn làn, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, leo lên vỉa hè,…làm chặt chẽ như với quy định đội mũ bảo hiểm thì có chăng sẽ cải thiện hình ảnh giao thông Thủ đô hiện nay.

Theo chủ trương của UBND TP Hà Nội, thời gian tới phấn đấu tỉ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tăng từ 0,25-0,3%, hiện tổng diện tích đất dành cho giao thông năm 2023 đạt 10,65% đất xây dựng đô thị. Tháng 7/2023, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 195/KH-UBND về việc thực hiện khắc phục hạn chế, khuyết điểm liên quan đến “Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; tình trạng ùn tắc giao thông còn xảy ra ở một số nơi” sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban cán sự Đảng và tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội. Đây là một tín hiệu tích cực để có thể xóa bỏ “điểm đen” ùn tắc, hạn chế vi phạm Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông.

(Còn nữa)

Kỳ 1: Đến vỉa hè cũng “khóc”
Tuyết Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi thành phố Hà Nội năm 2024”. Đó là các cán bộ tiêu biểu có nhiều sáng kiến cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phục vụ, triển khai chính quyền điện tử.
Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3878/UBND-CATP ngày 21/11/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.
Lý do thanh niên có ý định tự tử ở vườn hoa

Lý do thanh niên có ý định tự tử ở vườn hoa

Thông tin từ Công an phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, đơn vị đã kịp thời cứu người có ý định tự tử…
Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 69/2024/TT-BCA quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025; thay thế Thông tư số 26/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác đang tham gia giao thông đã được báo chí phản ánh nhiều lần. Để ngăn chặn dứt điểm tình trạng trên, thời gian tới lực lượng chức năng đề xuất tăng chế tài xử lý, lắp thêm camera giám sát giao thông...
Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô 2024 phát huy được tác dụng trong thực tiễn.
Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Lần đầu tiên người dân tự biết cách đo mức độ hấp thụ carbon từ các loài cây khác nhau trong rừng ngập mặn, tạo ra nền móng cơ bản mang tính khoa học để Cục Lâm nghiệp đưa ra hướng dẫn cách đo carbon trong rừng ngập mặn cho toàn quốc. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm đáng kể trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình dựa vào sinh kế liên quan đến rừng ngập mặn tăng rõ rệt. Đây là những kết quả nổi bật được chia sẻ tại lễ tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1” diễn ra tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Dự báo thời tiết 23/11: miền Bắc se lạnh; miền Trung mưa lớn tiếp diễn

Dự báo thời tiết 23/11: miền Bắc se lạnh; miền Trung mưa lớn tiếp diễn

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 23/11.
Dự báo thời tiết 22/11: miền Bắc ngày nắng, đêm lạnh; miền Trung mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết 22/11: miền Bắc ngày nắng, đêm lạnh; miền Trung mưa lớn cục bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/11.
Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Theo kế hoạch tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố các môn văn hóa lớp 9 bậc THCS năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định số môn thi là 7 môn.
Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội góp ý xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trả lời câu hỏi về việc “yêu cầu nhóm yếu học thêm” và có chính sách đáp ứng nhu cầu được học thêm của học sinh, phụ huynh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương của Bộ không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

Trong tuần lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, 55 tập thể lớp của trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã cùng nhau tạo nên những “Hộp tri ân” bày tỏ tấm lòng yêu thương, biết ơn dành cho các thầy, cô giáo.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động