Thứ bảy 27/04/2024 19:16

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, ngày 25/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ngày 25/10/2023. (Ảnh: QH)

Đề nghị cân nhắc những thông tin bổ sung quy định vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước bảo đảm tính bảo mật của thông tin:

Theo đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước.

Về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo chuyển Điều này về Chương III (Điều 30), đổi tên Chương III thành “Thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước” và bổ sung, chỉnh lý Điều 5 “Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước”, chỉnh sửa toàn diện Điều này như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý nhằm quy định cụ thể, rõ hơn về người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.

Về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị cân nhắc, về những thông tin được bổ sung quy định vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước bảo đảm tính bảo mật của thông tin. Theo UBTVQH, để triển khai Đề án 06, thì việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước là rất cần thiết; đồng thời dự thảo Luật quy định chỉ cập nhật các trường thông tin trong thực tế quản lý đã rõ, được sử dụng thường xuyên, cần có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong các trường thông tin quy định tại Điều này có 07 trường thông tin bắt buộc người dân phải cung cấp nếu các trường thông tin này chưa có hoặc chưa đầy đủ.

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, UBTVQH cho rằng, các thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan; đồng thời để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước; việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo chuyển nội dung đoạn 2 khoản 3 Điều 22 sang Điều 33, theo đó chỉ quy định khi phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin trên thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử; không yêu cầu phải so sánh, đối chiếu thông tin trong mọi trường hợp.

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quôc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước. (Ảnh: QH)

Về hiệu lực thi hành, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, trên cơ sở báo cáo, đề nghị của Ban soạn thảo, UBTVQH thấy rằng cơ bản đến ngày 01/7/2024, các quy định của Luật có thể triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan cũng như việc sắp xếp, điều chỉnh đơn vị hành chính trong thời gian tới; không có nội dung nào cần phải quy định có hiệu lực trước. Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị Chính phủ rà soát và đầu tư cơ bản, có hiệu quả, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật để việc khai thác, sử dụng ứng dụng định danh quốc gia đạt hiệu quả.

Về quy định chuyển tiếp, hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương; việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện. Vì vậy, quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân.

Thông tin về nguyên quán cần được thêm vào thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin của căn cước:

Phát biểu ý kiến về dự thảo Luật Căn cước tại phiên họp, đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn nếu ý kiến: chỉ nên quy định việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, theo hướng là khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, như đối với ADN và giọng nói của người dân; và chia sẻ thông tin, dữ liệu đó cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Đại biểu Phạm Thị Kiều - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông nếu ý kiến về thông tin của cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm có cả nhóm máu, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu lại vì ảnh hưởng rất lớn đến đời tư cá nhân và gây hậu quả tiêu cực khác nếu thông tin cá nhân này được công khai, và cũng không thống nhất với Luật Cư trú.

Đại biểu Lương Văn Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đặt vấn đề:Về người được cấp thẻ căn cước (Điều 19), tại khoản 3 Điều 19 dự thảo Luật quy định: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu”. Đề nghị xem xét bỏ quy định “Người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu”, vì đối với trẻ em dưới 14 tuổi, nhất là với trẻ dưới 6 tuổi không tự mình thực hiện được các giao dịch dân sự; trường hợp được cấp thẻ căn cước thì việc thực hiện các giao dịch dân sự vẫn phải thông qua cha, mẹ hoặc người giám hộ, nội dung này sẽ làm phát sinh thủ tục hành chính và các chi phí thực hiện.

Liên quan đến giấy chứng nhận căn cước quy định tại khoản 1 Điều 30, đại biểu Lương Văn Hùng cho rằng, về mặt quản lý nhà nước thì quy định này chưa xác định được việc “sinh sống liên tục” là có đăng ký (thường trú, tạm trú) với cơ quan Nhà nước hay không. Trường hợp yêu cầu phải có đăng ký (thường trú, tạm trú) thì đề nghị xem xét, bổ sung cho phù hợp; trường hợp không cần phải có đăng ký (thường trú, tạm trú) thì đề nghị xác định rõ cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định việc sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên trong quy định trên là cơ quan nào để đảm bảo tính khả thi, rõ ràng và dễ áp dụng thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng: thông tin về nguyên quán cần được thêm vào thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin của căn cước. Đại biểu làm rõ nguyên quán, quê quán, nơi sinh có khi giống nhau nhưng không phải là 1. Do đó, có thông tin về nguyên quán mới thuận lợi cho công dân. Về chuyển đổi giới tính, dự thảo Luật đưa vào khá rõ ràng tạo thuận lợi hơn trong quá trình soạn thảo Luật Chuyển đổi giới tích khi đã có quy định về người chuyển giới.

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình các vấn đề ĐBQH nêu. (Ảnh: QH)

Để tiếp tục hoàn thiện về quy định này, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị rà soát quy định về trình tự thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước mà thông tin đó chưa được cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người cần cấp thẻ phải xuất trình các giấy tờ hợp pháp những thông tin đã được thay đổi để thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đại biểu cho rằng nội dung này hay nhưng để thực hiện được thuận lợi cho công dân và người cần cấp thẻ thì cần có thêm trường thông tin trong dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước.

Phát biểu giải trình vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, ngay sau Kỳ họp thứ 5, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với cơ quan thẩm tra hoàn thiện dự thảo luật trình UBTVQH, trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; tiếp thu, hoàn thiện trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã phát biểu giải trình vấn đề đại biểu nêu liên quan đến thông tin trong thẻ căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, tính bảo mật của thông tin của công dân, thẩm quyền khai thác, thu thập thông tin của công dân, thẩm quyền cấp, cấp đổi, đổi thẻ căn cước, về giấy chứng nhận căn cước, tên gọi dự thảo, giải thích từ ngữ…

Đối với vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip, Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân. Bộ Công an khẳng định sẽ đảm bảo an toàn, an ninh không để xảy ra tình trạng này.

Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp thu giải trình các vấn đề đại biểu nêu, hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội thông qua.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, các ĐBQH đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các cơ quan chủ trì thẩm tra cũng như cơ quan soạn thảo, khẩn trương tiếp thu ý kiến của các ĐBQH. Các ĐBQH cơ bản tán thành với nội dung dự thảo luật qua tiếp thu, chỉnh lý và báo cáo tiếp thu, giải trình. Nhiều vấn đề đã được các đại biểu đánh giá, phân tích và đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Hướng dẫn cách rút tiền bằng căn cước công dân gắn chip Hướng dẫn cách rút tiền bằng căn cước công dân gắn chip
Đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD gắn chip Đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD gắn chip
Thông tin cần biết về thủ tục cấp, quản lý biển số định danh Thông tin cần biết về thủ tục cấp, quản lý biển số định danh
Ngọc Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Thành uỷ - HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, tại TP Hà Nội vào 9 giờ ngày 4/5/2024.
Chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, việc xây dựng các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài cần phải có cơ chế tuyển dụng phù hợp đối với từng nhóm đối tượng cần thu hút và cần có trọng tâm, trọng điểm, nhất là ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho sự phát triển nhanh, bền vững đối với kinh tế - xã hội Thủ đô.
Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô”: đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân

Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô”: đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân

Chiều 26/4, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ngày 4/5, Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân với sự tham dự của 245 đại biểu, đại diện cho hơn 2.000 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của TP Hà Nội.
Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Từ phim truyện “Ký ức Điện Biên” đến phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử”,… đã tái hiện những thước phim hào hùng về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tới đông đảo công chúng.
Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn bởi có gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu Quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế và xem xét bổ sung như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm,...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động