Thứ ba 07/05/2024 01:52

Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hỏi: Tôi nhập khẩu và kinh doanh quần áo, do muốn giảm thuế nên tôi chỉ khai báo Hải quan 1 nửa số lượng hàng hóa. Một lô hàng của tôi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, số hàng không khai báo hải quan đó trị giá 80 triệu đồng. Xin hỏi hành vi vi phạm của tôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

(Lưu Thị Duyên, trú tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội)

xu phat hanh vi kinh doanh hang hoa nhap lau
Ảnh minh họa

Trả lời:

Tại Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quy định về “Hàng hóa nhập lậu” gồm:

“a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”

Số hàng hóa nhập khẩu nhưng không khai báo hải quan của bạn được xác định là hàng gian lận số lượng khi làm thủ tục hải quan; là một loại hàng nhập lậu theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP. Việc kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP, cụ thể:

“Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

c) Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm

...

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm...”

Bạn kinh doanh hàng hóa nhập lậu có giá trị 80 triệu đồng, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, do bạn kinh doanh hàng hóa nhập lậu và cũng là người trực tiếp nhập hàng hóa nên mức tiền phạt của bạn sẽ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.

Áp dụng khoản 2 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân; và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt” xác định mức tiền phạt đối với bạn là 70.000.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, bạn còn phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm”.

Thu Thảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động