Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, BHYT theo quy định
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên(Nguyễn Hồng Vân, trú tại Gia Lâm, Hà Nội)
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:
Tại Điều 181 Bộ luật lao động quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
“Điều 181. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thoả thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.”
Theo quy định trên người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm. Điều kiện và trung tâm giới thiệu việc làm trao đổi với bạn là đúng quy định pháp luật. Nội dung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình được hướng dẫn cụ thể tại Điều 19 Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình
“ Điều 19. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm”
Nếu bạn không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm thì bạn sẽ vi phạm quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều 181 Bộ luật lao động. Hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:
“Điều 29. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình khi vi phạm điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả đủ tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc trả lại giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
Người sử dụng lao động không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Áp dụng khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân; và áp dụng Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, xác định mức tiền phạt áp dụng với người sử dụng lao động không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm là 12.500.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).
Đồng thời theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao đphamjcos hành vi vi phạm nói trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình”.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại