Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ pháo nổ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo quy định tại Khoản 1, mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC và Điều 305 - Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ”.
Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ pháo nổ
Một đường dây vận chuyển, buôn bán, tàng trữ pháo nổ bị triệt phá. Ảnh: CACC

Cụ thể như sau:

“Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;

c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;

d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

đ) Làm chết người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

c) Làm chết 02 người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;

c) Làm chết 03 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Đối với các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ nếu không thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người thực hiện một trong các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; Đối với pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. (điểm c khoản 1 và điểm a khoản 5 Điều 190)

- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 nămđối với người thực hiện một trong các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; Đối với pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng (điểm g khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều 190).

- Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm đối với người thực hiện một trong các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120 kilôgam trở lên; Đối với pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm (điểm c khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 190).

Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.(khoản 4 và điểm d, đ khoản 5 Điều 190)

3. Đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ nếu không thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Cụ thể:

- Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (điểm c khoản 1 và điểm a khoản 5 Điều 191).

- Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; Pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng (điểm g khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều 191).

- Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ pháo nổ từ 120 kilôgam trở lên sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; Pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng (điểm c khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 191).

Lưu ý: Ngoài mức phạt nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn..(khoản 4 và điểm d, đ khoản 5 Điều 191).

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo
Phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo Phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo
Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi đốt pháo nổ Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi đốt pháo nổ
HP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động