Hành vi mua bán bộ phận cơ thể người bị xử lý thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, CATP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây mua bán bộ phận nội tạng cơ thể người. Theo chuyên gia pháp lý, hành vi này vi phạm nghiêm trọng đối với nhân quyền và đạo đức con người, cần phải bị trừng trị nghiêm theo quy định pháp luật.
Chú thích: Các đối tượng trong vụ án gồm Bùi Tiến Lực, Phan Thanh Hải, Trần Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Phong (từ trái qua phải)        Ảnh: CQCA
Các đối tượng trong vụ án gồm Bùi Tiến Lực, Phan Thanh Hải, Trần Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Phong (từ trái qua phải). Ảnh: CQCA

Đường dây mua bán bộ phận nội tạng cơ thể người thu lợi bất chính

Thời gian qua, từ công tác phát động quần chúng Nhân dân trong tố giác tội phạm, cùng nguồn tin do báo chí phản ánh, kết hợp đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, CATP Hồ Chí Minh đã làm rõ một đường dây mua bán bộ phận nội tạng cơ thể người.

Theo đó, quá trình điều tra, cơ quan CA xác định năm 2017, do cần tiền tiêu xài nên Bùi Tiến Lực (SN 1986, trú huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đăng bán thận trên các trang mạng xã hội và được một người đàn ông (chưa rõ lai lịch) liên lạc hỏi mua thận với giá 250 triệu đồng.

Sau khi vào TP Hồ Chí Minh để bán thận, Lực quen biết với các đối tượng là Trần Thanh Hòa (SN 1991, trú TP Thủ Đức), Nguyễn Thanh Phong (SN 1990, trú huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang), Phan Thanh Hải (SN 1996, trú TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Lợi dụng nhu cầu cần cấy ghép tạng thận là rất lớn, từ khoảng đầu năm 2022, 4 đối tượng trên hình thành đường dây mua, bán thận.

Các đối tượng tìm người bán thận theo yêu cầu (nhóm máu, độ tuổi, quê quán), sau đó sẽ báo lại cho người có nhu cầu ghép thận để thỏa thuận giá cả; tiến hành làm các xét nghiệm và lo ăn ở trong thời gian chờ ghép thận. Nhằm đối phó và qua mặt sự kiểm tra của bệnh viện, các đối tượng làm giả các giấy tờ cần thiết như giấy đăng ký kết hôn, giấy đăng ký khai sinh, xác nhận của chính quyền địa phương để bệnh nhân nộp làm thủ tục hiến thận và nhận thận.

Bước đầu, cơ quan CA xác định các đối tượng đã thực hiện 28 giao dịch mua bán tạng thận, trong đó có 13 trường hợp đã cấy ghép thành công; mỗi trường hợp cần mua thận, các đối tượng phát giá từ 400 triệu đồng đến hơn 1,1 tỷ đồng nhưng chỉ trả cho người bán thận từ 260 triệu đồng đến 400 triệu đồng; thu lợi bất chính hơn 12 tỷ đồng.

Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Lực, Hải, Phong, Hòa và các đối tượng liên quan, cơ quan Cảnh sát điều tra thu giữ nhiều đồ vật có liên quan đến vụ án. Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 19/10/2023, cơ quan Cảnh sát điều tra CA huyện Bình Chánh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Bùi Tiến Lực; Nguyễn Thanh Phong; Trần Thanh Hòa và Phan Thanh Hải về tội “Mua bán bộ phận cơ thể người”.

Có thể gặp nhiều rủi ro khi thực hiện hành vi phạm pháp

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia pháp lý cho biết, mua bán bộ phận cơ thể người là một hành vi vi phạm nghiêm trọng đối với nhân quyền và đạo đức con người. Tại hầu hết các quốc gia, hành vi mua bán bộ phận cơ thể người được xem là bất hợp pháp và đều có các quy định cụ thể về việc cấm mua bán bộ phận cơ thể người. Bên cạnh đấy, người thực hiện hành vi này cũng có thể bị trừng phạt nặng nề theo các quy định pháp luật.

Tại Việt Nam, tội mua bán bộ phận cơ thể người được quy định tại Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, tùy theo các tình tiết được quy định trong điều luật thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong vụ việc này, căn cứ vào các tình tiết mà cơ quan CA cung cấp, có thể thấy các đối tượng này hoạt động khá chuyên nghiệp, thực hiện 28 giao dịch mua bán tạng thận, thu lợi bất chính hơn 12 tỷ đồng,… Như vậy nhiều khả năng các đối tượng có thể phải chịu hình phạt ở khung nặng nhất là từ 12 đến 20 năm hoặc chung thân.

Bên cạnh đấy, chuyên gia pháp lý cũng cảnh báo việc mua bán bộ phận cơ thể người có thể gây ra các rủi ro lớn đối với sức khỏe và an toàn của cả người bán và người mua. Do đây là hành vi vi phạm pháp luật nên việc thực hiện sẽ phải lén lút, dẫn đến quá trình phẫu thuật và truyền máu có thể gặp nhiều rủi ro, không được đảm bảo an toàn. Từ đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng sau phẫu thuật, thậm chí là tử vong.

Xử lý nghiêm hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm trốn thuế Xử lý nghiêm hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm trốn thuế
Lộ hành vi mua bán ma túy sau cái chết của bạn gái Lộ hành vi mua bán ma túy sau cái chết của bạn gái
Duy Minh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động