Thứ năm 23/03/2023 17:33

Tai nạn thương tích ở trẻ em: Trẻ thiếu nhiều kỹ năng sống

Khi hàng triệu người dân đang mòn mỏi hóng tin lực lượng cứu hộ kéo trụ bê tông lên, đưa thi thể của bé Hạo Nam (Đồng Tháp) ra khỏi ống trụ bê tông, thì mới đây, một cậu bé 7 tuổi lại gặp nạn khi đưa tay vào máy trộn bê tông. Việc liên tiếp các trẻ em gặp nạn một lần nữa khiến người ta thấy rõ một vấn đề: Trẻ em đang quá thiếu về kỹ năng sống.
Tai nạn thương tích ở trẻ em: Trẻ thiếu nhiều kỹ năng sống
Các lực lượng cứu hộ vẫn đang cố gắng để đưa thi thể bé Hạo Nam lên.

Trẻ em Việt Nam quá thiếu về kỹ năng sống

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 90% là thương tích không chủ ý. 95% tử vong do thương tích trẻ em xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Ngoài những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời.

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm tuổi 15 - 19 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5 - 14 chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0 - 4 chiếm 19,5%. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày. Các em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn so với các em gái. Tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn 3 lần so với nữ giới.

Con số 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích là con số đáng báo động. Cũng theo số liệu thống kê, ngoài nguyên nhân đuối nước đứng đầu bảng, còn rất nhiều tai nạn đáng tiếc khác xảy ra liên quan đến các tại nạn về điện hoặc điện giật, xâm hại tình dục, bỏng, ngã, cháy… những tai nạn mà đáng lẽ có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ nếu trang bị cho trẻ đầy đủ những kỹ năng tự bảo vệ thiết yếu.

Về vấn đề này, theo một chuyên gia giáo dục, trẻ em Việt Nam được biết đến là thông minh, học giỏi. Tuy nhiên, xét với một bộ phận không nhỏ trẻ em hiện nay, ngoài điểm số cao, kiến thức về cuộc sống xung quanh của các em hầu như không có.

Có những em đến độ tuổi đi học, mà ngay những hoạt động thường nhật như tự mặc quần áo, buộc dây giày chuẩn bị đồ dùng học tập, nấu đồ ăn sáng… vẫn chưa tự làm được. Bên cạnh đó, nếu xét thêm những kỹ năng liên quan đến sinh tồn, giao tiếp, ứng xử, đạo đức, dường như trẻ em Việt Nam còn phải "chạy dài" theo sau bạn bè cùng trang lứa ở nhiều nước khác.

Cũng theo chuyên gia này, điển hình về “lỗi” ứng xử, đạo đức của trẻ em thời nay là “khôn nhà dại chợ”. Lối nhận định này được dẫn chứng bằng câu chuyện một đứa trẻ thường có xu hướng thường xuyên làm mình làm mẩy với bố mẹ ở nhà, tuy nhiên khi đi ra ngoài, cũng trẻ này bị bắt nạt, hiếp đáp lại không hề có cách ứng phó hoặc sẽ chọn cách im lìm chịu đựng.

Đồng thời, liên quan đến kỹ năng sinh tồn, kỹ năng tự bảo vệ, trẻ em thời nay “thiếu” và “yếu” ngay cả những kỹ năng cơ bản nhất. Ví dụ cụ thể, phần lớn các em không biết về những lưu ý khi bơi lội để tránh bị đuối nước, hoặc có thể biết nhưng chưa nhận thức rõ ràng hậu quả nên vẫn mang tâm lý chủ quan.

Đâu là giải pháp

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Giáo dục, tại Việt Nam có tới 83% học sinh thiếu các kỹ năng mềm. Từ thực trạng nêu trên, việc trang bị kỹ năng sống cho giới trẻ ngày càng trở nên bức thiết hơn.

Xu hướng giáo dục hiện nay quá nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, theo cô Nguyễn Thị Tuyết, giáo viên Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Gia Lâm, Hà Nội). Mặc dù chương trình kỹ năng sống đã được đưa vào trường học nhưng với thời lượng chưa nhiều, chưa có hệ thống khiến các em không được thực hành dẫn đến tình trạng nhiều trẻ học giỏi, nhưng chỉ biết ăn, ngủ, học và vui chơi còn khả năng tự chủ, kỹ năng giao tiếp rất kém.

Cô Nguyễn Thị Tuyết cho rằng, kỹ năng sống sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trường hoạt động cụ thể. Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, gia đình cũng nên lên kế hoạch định hướng thời gian học tập giữa kỹ năng sống và năng khiếu cho các em.

Thừa nhận rằng việc hiện nay, cũng có rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm đến giải pháp cũng như có sự đầu tư cho con đi học những lớp dạy về kỹ năng sống. Việc đó thể hiện qua việc các phụ huynh gửi con đi học ở các trung tâm kỹ năng sống, đăng kí cho con các khóa học kỹ năng sống online, tổ chức cho con hững chuyến đi trải nghiệm người thật, việc thật và làm dày vốn sống…

Đó đều là những lựa chọn thông minh và mang lại hiệu quả tích cực trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, cô Nguyễn Thị Tuyết nêu quan điểm. Tuy nhiên, để những giải pháp nêu trên thực sự phát huy tác dụng, không thể không có sự quan tâm, sát sao và dạy dỗ từ phía các bậc phụ huynh. Dù đã được học kiến thức ở trường, lớp hay trên mạng Internet, trẻ vẫn cần sự kiểm soát và định hướng của bố mẹ để có thể tiếp cận với những kiến thức thực sự có ích và phù hợp. Bên cạnh đó, học ngoại khóa thường chỉ là các khóa học ngắn hạn và không thường xuyên, trong khi trẻ cần được dạy dỗ hàng ngày.

Vĩnh Phúc: Tích cực nâng cao nâng cao vị thế vai trò của trẻ em gái Vĩnh Phúc: Tích cực nâng cao nâng cao vị thế vai trò của trẻ em gái
Cảnh báo tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích nặng liên quan đến pháo nổ Cảnh báo tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích nặng liên quan đến pháo nổ
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Xót xa bé gái 7 tháng tuổi bị bỏ rơi, trên mặt có nhiều nốt đỏ do muỗi cắn

Xót xa bé gái 7 tháng tuổi bị bỏ rơi, trên mặt có nhiều nốt đỏ do muỗi cắn

Người dân ở xã Hồng Thái Tây đã phát hiện một bé gái 7 tháng tuổi bị bỏ rơi, trên mặt có nhiều nốt đỏ do muỗi cắn.
Hải Phòng: Tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hải Phòng: Tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

UBND TP Hải Phòng yêu cầu thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu điều trị, không để người bệnh BHYT phải tự mua các thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng BHYT; bảo đầy đủ quyền lợi của người bệnh BHYT theo quy định...
Người đi xe đạp tử vong sau va chạm với ô tô tải ở ngã tư Kim Mã - Đào Tấn

Người đi xe đạp tử vong sau va chạm với ô tô tải ở ngã tư Kim Mã - Đào Tấn

Vụ tai nạn xảy ra vào sáng sớm ngày 23/3, tại ngã tư Đào Tấn - Kim Mã (quận Ba Đình, TP Hà Nội) khiến 1 người đi xe đạp tử vong.
Những loại hình dịch vụ nào sẽ được phép hoạt động trở lại ở Hồ Tây

Những loại hình dịch vụ nào sẽ được phép hoạt động trở lại ở Hồ Tây

Từ ngày 22/3/2023, UBND TP Hà Nội bắt đầu lấy ý kiến dự thảo quy định quản lý Hồ Tây, trong đó nêu các loại hình dịch vụ được phép hoạt động.
Năm 2025 thống nhất 1.000 đô thị được quy hoạch như thế nào?

Năm 2025 thống nhất 1.000 đô thị được quy hoạch như thế nào?

Mục tiêu của kế hoạch đặt ra là tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc đến năm 2025 đạt khoảng 950 - 1.000 đô thị tương ứng tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt khoảng 1.000 - 1.200 đô thị tương ứng trên 50%.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý các dự án chậm triển khai ở huyện Mê Linh

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý các dự án chậm triển khai ở huyện Mê Linh

Ngày 22/3, UBND TP Hà Nội đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.
Thời tiết hôm nay 23/3: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay 23/3: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/3, khu vực Sơn La, Hòa Bình, miền Đông Nam Bộ, một số nơi ở Bắc Bộ và Tây Nguyên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.
Thời tiết hôm nay 22/3: Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 38 độ C

Thời tiết hôm nay 22/3: Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 38 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/3, một số nơi ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt.
Thời tiết hôm nay 21/3: Bắc Bộ xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên trong năm

Thời tiết hôm nay 21/3: Bắc Bộ xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên trong năm

Ngày 21/3, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất 34-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Đây là đợt nắng nóng đầu tiên trong năm nay xảy ra tại khu vực, tập trung tại Tây Bắc Bộ.
Vĩnh Phúc: Xôn xao clip "cô giáo cầm kéo cắt tóc nữ sinh"?

Vĩnh Phúc: Xôn xao clip "cô giáo cầm kéo cắt tóc nữ sinh"?

Chiều 22/3, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có thông tin về clip nữ sinh bị cô giáo trừng phạt bằng cách yêu cầu đứng lên trước lớp để cắt tóc, khiến dư luận quan tâm. Theo Sở GD&ĐT nội quy của nhà trường là học sinh phải để đầu tóc gọn gàng, không nhuộm các màu, nhưng việc cô giáo dùng kéo cắt tóc của học sinh cũng là chưa chuẩn.
Hà Nội: Số lượng học sinh vào lớp 1, lớp 6 tăng

Hà Nội: Số lượng học sinh vào lớp 1, lớp 6 tăng

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2023-2024, số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đều tăng so với năm học 2022-2023.
Hà Nội: Lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào hoạt động giáo dục, trải nghiệm

Hà Nội: Lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào hoạt động giáo dục, trải nghiệm

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy năm 2023. Trong đó, yêu cầu các nhà trường tích hợp nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy trong một số môn học chính khóa.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động