Vĩnh Phúc: Tích cực nâng cao nâng cao vị thế vai trò của trẻ em gái
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với TTYT Tam Đảo, Viện huyết học truyền máu TW tư vấn, tuyên truyền và lấy máu xét nghiệm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại TTYT huyện Tam Đảo (ảnh tư liệu) |
Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái…
Hướng tới mục tiêu “nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”. Căn cứ vào nhiệm vụ và giải pháp của Đề án Kiểm soát Mất cân bằng giới tính khi sinh và Kế hoạch số 3882/KH-UBND ngày 14/6/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn Vĩnh Phúc.
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động hướng đến mục tiêu nâng cao vai trò vị thế của trẻ em gái, đồng thời giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, trong năm 2022 lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu các đơn vị liên quan cần tập trung phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước như: Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia đình nhằm thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái ở các gia đình sinh con một bề là gái.
Chi cục Dân số - KHHGD tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức tập huấn về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh cho gần 300 hội viên hội phụ nữ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn (ảnh tư liệu) |
Trong đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Vận động từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái. Tuyên truyền về các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Để thực hiện hiệu quả các chương trình nhằm nâng cao vai trò vị thế của trẻ em gái, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, theo Chi Cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc, các đơn vị liên quan cần tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông trọng điểm trên kênh truyền thông đại chúng các cấp và kênh truyền thông trực tiếp tại cơ sở tuyên truyền về MCBGTKS, bình đẳng giới.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, mít tinh, cổ động, diễu hành, diễn đàn, đối thoại, giao lưu, tọa đàm cấp tỉnh, cấp huyện về thực trạng, thách thức và giải pháp từng bước giải quyết vấn đề MCBGTKS, bình đẳng giới cải thiện sức khỏe trẻ em gái trong những năm tiếp theo.
Triển khai các loại hình cung cấp thông tin, mô hình tư vấn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe về MCBGTKS, bình đẳng giới,... ưu tiên các vùng sâu, vùng miền núi. Đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng Internet, mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tik tok, kênh Youtube của các địa phương.
Tổ chức khảo sát, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, luật pháp, chính sách, tài liệu hiện hành của Đảng và Nhà nước về MCBGTKS, bình đẳng giới ở các cấp. Lồng ghép với các hoạt động truyền thông khác tại địa phương.
Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền chủ trương, chính sách về công tác dân số; bình đẳng giới; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh... cho công nhân lao động (ảnh tư liệu) |
Thực tế ở Vĩnh Phúc cho thấy, nhận thức của người dân những năm gần đây đã có những chuyển biến rõ rệt về bình đẳng giới – giảm hẳn tâm lý lạc hậu trọng nam khinh nữ, kiếm con trai để nối dõi tông đường… Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một bộ phận người dân hiểu biết hạn chế, duy trì quan niệm xem việc sinh được con trai mới quan trọng, mới được làng xóm nể phục.
Chính vì vậy, việc đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi, nêu cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội là cần thiết, để hướng tới một xã hội bình đẳng, văn minh.
Việc truyền thông tạo dư luận phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi và ủng hộ người phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cần được trú trọng, là phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Tăng cường giáo dục về kỹ năng sống hiệu quả, giáo dục giới tính toàn diện, chú trọng bình đẳng giới để trẻ em gái được an toàn và phát triển đầy đủ cả về thể chất và trí tuệ là điều cần thiết cho sự phát triển.
Huyện Sóc Sơn và Thanh Oai tổ chức gặp mặt, biểu dương trẻ em gái nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại