Chủ nhật 28/04/2024 13:55

Rạng sắc xuân nơi rẻo cao huyện Ba Vì

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ba Vì có 7 xã thuộc vùng dân tộc, miền núi giàu bản sắc văn hóa nên Tết ở nơi này luôn mang phong vị riêng.
Chè Ba Trại, giống cây khiến bà con dân tộc Mường  xóa đói, giảm nghèo. 	Ảnh: C.T
Chè Ba Trại, giống cây khiến bà con dân tộc Mường xóa đói, giảm nghèo. Ảnh: C.T

Tết truyền thống và Tết chung của người dân tộc dọc núi Tản

Ông Bùi Văn Vững (sinh năm 1961, trú tại thôn 9, xã Ba Trại) vốn là người dân tộc Mường, vui vẻ khoe, nhà ông để dành cả đàn gà và một con lợn để ăn Tết. Ba Trại trước đây còn khó khăn, nhưng đến nay đời sống đã được cải thiện rõ rệt, bởi những chính sách hỗ trợ hợp lý, cùng với sự vươn lên của người dân.

Ông Vững cũng cho biết, từ năm 2012 đến năm 2021, được sự hỗ trợ của TP Hà Nội về cây, con giống trong đó xã Ba Trại được hỗ trợ cây chè, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi giống chè cũ sang trồng giống chè LDP1 năng suất, chất lượng cao, để xóa đói, giảm nghèo.

Kinh tế phát triển, giao thương thuận lợi, xóm làng yên bình vì hầu như nhà ai cũng có của ăn, của để, nhưng người Mường ở Ba Vì vẫn giữ những phong tục ẩm thực đặc trưng của mình trong dịp Tết âm.

Theo quan niệm truyền thống của xứ Mường, Tết không bắt đầu vào ngày ông Công, ông Táo mà chỉ thực sự bắt đầu từ 27 tháng Chạp. Từ ngày này, chợ Tết cũng mới được mở ra. Vào dịp Tết, mỗi gia đình đều mổ một con lợn, dù to hay nhỏ để làm cỗ mời anh em, bạn bè, hàng xóm chung vui.

Vào ngày Tết, tiếng cồng chiêng trầm bổng, vang vọng khắp núi rừng mời ông bà, tổ tiên về đón Tết, vui xuân cùng con cháu. Người Mường gọi nghi lễ này là phường bùa. Theo ông Vững, “tiếng chiêng phát ra to, vang, rền là sự báo hiệu một năm mới tốt lành, may mắn”.

Cũng vẫn giữ được hầu hết phong tục, tập quán của mình trong dịp Tết Nguyên đán, người dân tộc Dao ở huyện Ba Vì cũng đang rộn ràng đón Tết. Bên cạnh những sườn đồi, góc núi, trong sân nhà của người Dao xã Ba Vì, những cánh đào rừng bắt đầu khoe sắc... Các con đường thôn đều được trải bê tông, xe ô tô về từng ngõ, xóm, những ngôi nhà khang trang với đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt tiện nghi, nhiều hộ mua được ô tô, xe máy đắt tiền. Dọc đường về thôn người Dao, mùi sao thuốc, mùi lá thuốc thoang thoảng.

Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vì (huyện Ba Vì) Dương Trung Phong cho biết: “người Dao ở xã Ba Vì có nghề bốc thuốc Nam. Mấy năm nay được TP, huyện chú trọng, đầu tư, nghề thuốc Nam của bà con phát triển bài bản, khoa học và cũng mở rộng hơn. Năm 2023, xã có thêm 2 thôn là Hợp Nhất và Hợp Sơn được công nhận làng nghề thuốc Nam truyền thống. Như vậy xã Ba Vì có 3/3 thôn đều đạt danh hiệu làng nghề truyền thống của Thủ đô…”.

Bà Phùng Thị Thắng (sinh năm 1951), trú tại thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) nói: “do đường sá đi lại thuận tiện, đồng thời cũng có nhiều người quan tâm, để ý, họ biết đến rồi giới thiệu nên thuốc Nam của gia đình nhà tôi cũng có cơ hội đi khắp nơi. Nhờ thế mà kinh tế gia đình cũng khá hơn những năm còn chưa về Thủ đô”.

Vừa nhanh tay dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón Tết, bà Thắng vừa chia sẻ, người Dao ở Ba Vì một năm có những cái Tết như Tết đầu năm, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết rằm tháng bảy, Tết cuối năm, Tết nhảy và các nghi lễ như lễ cấp sắc, lễ tạ mả...

“Không chỉ ăn Tết Nguyên đán 3 ngày như người Kinh, người Dao chúng tôi có Tết cuối năm. Tết cuối năm sẽ diễn ra khi mùa màng đã thu hoạch xong, việc dâng mâm cúng tổ tiên cũng là để báo công và trả lễ với tổ tiên thành quả một năm lao động của gia đình. Ngày này, mỗi dòng họ sẽ chọn ra một ngày đẹp để tổ chức ăn Tết. Thường Tết chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày, tại gia đình đang giữ bàn thờ của dòng họ và được dân làng đến làm giúp nên thường rất đông vui”, bà Thắng kể.

Cũng thêm vào câu chuyện, ông Phong bổ sung, việc tổ chức ăn Tết cuối năm của các gia đình phải tuân theo quy tắc nhất định. Đầu tiên, các hộ gia đình đóng góp lương thực, thực phẩm, có thể là gà, lợn, gạo… Sau đó, cùng nhau lên miếu để làm lễ, rồi ăn Tết làng ở nhà người tổ chức lễ họ. Từ hôm sau trở đi, các gia đình mới được tổ chức riêng tại nhà.

Kinh tế của các hộ khá lên, chuyện ăn Tết với người Dao Ba Vì cũng vì thế mà ấm áp, sung túc hơn.  	Ảnh: NSNA Xuân Đạt
Kinh tế của các hộ khá lên, chuyện ăn Tết với người Dao Ba Vì cũng vì thế mà ấm áp, sung túc hơn. Ảnh: NSNA Xuân Đạt

Tết vui hơn...

Quê hương đổi thay, dòng người hối hả sắm Tết, trang hoàng nhà cửa, ngõ xóm khiến Tết đến nơi rẻo cao Ba Vì như rộn ràng hơn, sung túc hơn...

Theo lãnh đạo huyện Ba Vì, có 7/30 xã miền núi là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bên cạnh sự phong phú, giàu bản sắc văn hóa thì trước đây, khu vực miền núi của huyện cũng gặp rất nhiều khó khăn, xuất phát điểm của các xã khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới đều rất thấp.

Tuy nhiên, với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, hạ tầng nông thôn trên địa bàn các xã từng bước được hoàn thiện. Đến nay, huyện có 100% tuyến đường trục xã, liên xã; trục thôn, liên thôn, đường ngõ xóm và trục chính nội đồng được bê tông hóa; các thôn đều xây dựng được nhà văn hóa, trường học, trạm xá khang trang...

Hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Vì đã quan tâm, chú trọng huy động tối đa nguồn lực với tổng nguồn vốn gần 10.000 tỷ đồng. Nhiều cách làm hay, mô hình mới đã phát huy hiệu quả như phong trào thi đua “xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” huy động được hơn 64 tỷ đồng. Toàn huyện đã hiến được hơn 206.519m2 đất thổ cư, 903.841,2m2 đất nông nghiệp, hơn 41.000 ngày công lao động. Cho đến hết năm 2022, huyện đã có 30/30 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 4 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao; 1 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

Quê hương đổi thay, đường sá thuận tiện cùng với sự bắt nhịp với công nghệ hiện đại, diện mạo các xã vùng cao tại huyện Ba Vì thay đổi. Dòng người vui vẻ, hồ hởi đón Tết khiến ngõ xóm nơi rẻo cao Ba Vì rộn ràng, sung túc, ấm no hơn…

Ngập sắc xuân “xứ Đoài” tại phố Sách Hà Nội
Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc"
Rộn ràng ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2023
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
TP Hồ Chí Minh bắn pháo hoa 5 điểm dịp lễ 30/4

TP Hồ Chí Minh bắn pháo hoa 5 điểm dịp lễ 30/4

UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo về việc bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Hà Nội tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Hà Nội tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Ngày 27/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội có Văn bản số 04/CV-HĐ về việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hộ tịch

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hộ tịch

Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch luôn được UBND huyện Đông Anh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần tạo cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, quy hoạch chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xử lý hơn 11.800 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ

Xử lý hơn 11.800 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ

Trong ngày 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã xử lý 11.855 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông; ra quyết định xử phạt 24,45 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe 2.296 trường hợp; tạm giữ 3.738 phương tiện.
Hướng dẫn người dân lưu thông ra, vào Hà Nội dịp lễ 30/4 - 1/5

Hướng dẫn người dân lưu thông ra, vào Hà Nội dịp lễ 30/4 - 1/5

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Bền bỉ đồng hành, xây dựng văn hóa giao thông

Bền bỉ đồng hành, xây dựng văn hóa giao thông

Năm 2023 đã là năm thứ 13 Báo Kinh tế & Đô thị được UBND TP Hà Nội giao chủ trì tổ chức Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông (ATGT) Thủ đô”.
Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024, Hà Nội ít mây, đêm không mưa; ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 38-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024, Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 37-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT năm 2024?

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT năm 2024?

Theo Văn bản số 1277/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chi tiết các thí sinh thuộc diện ưu tiên khi xét tốt nghiệp THPT.
Tiết học đặc biệt tại một thư viện đặc biệt

Tiết học đặc biệt tại một thư viện đặc biệt

Để mở rộng thêm diện tích và tạo điều kiện cho học sinh có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi, Trường Tiểu học Lĩnh Nam đã xây dựng thêm khu thư viện mở ở tầng 1, vừa gần gũi với thiên nhiên, vừa được trang trí đẹp mắt giúp các em học sinh học tập và sáng tạo hiệu quả.
Tất cả học sinh đoàn Việt Nam giành huy chương Olympic Hóa quốc tế Mendeleev

Tất cả học sinh đoàn Việt Nam giành huy chương Olympic Hóa quốc tế Mendeleev

10/10 học sinh đoàn Việt Nam đều giành huy chương trong kỳ thi Olympic Hóa quốc tế Mendeleev (IMChO) với 1 giải Vàng, 5 giải Bạc và 4 giải Đồng. Với thành tích này, đoàn Việt Nam xếp thứ ba, sau Trung Quốc và Nga.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động