Thứ năm 02/05/2024 05:01

Đến năm 2025, Hà Nội hoàn thành xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 165/KH-UBND về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2025”.
Đến năm 2025, Hà Nội hoàn thành xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số
Đến năm 2025, Hà Nội hoàn thành xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số

Theo kế hoạch, mục tiêu tổng quát giai đoạn 2022-2025, Thành phố xác định hoàn thành xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số thành phố Hà Nội hoạt động minh bạch, hiệu quả, cung cấp các dịch vụ của cơ quan nhà nước dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, Thành phố cũng sẽ cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước; từng bước cung cấp dữ liệu mở của chính quyền Thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số; Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương đứng đầu cả nước về phát triển Chính quyền điện tử, hình thành Chính quyền số.

Về một số chỉ tiêu chủ yếu trong việc cung cấp dịch vụ công, TP Hà Nội đặt mục tiêu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4; 100% DVCTT được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT được định danh và xác thực hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương…

Giai đoạn 2022-2025, Thành phố cũng đặt mục tiêu tối thiểu 50% dịch vụ công mới của cơ quan nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài nhà nước; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc; 100% cơ quan nhà nước của Thành phố tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% cuộc họp cấp Thành phố và 80% cấp huyện được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Thành phố…

Để hoàn thành các mục tiêu, chủ yếu nêu trên, TP Hà Nội triển khai 06 nhóm nhiệm vụ, gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng, hệ thống; phát triển dữ liệu; phát triển ứng dụng và đảm bảo an toàn thông tin. Đồng thời, Thành phố cũng đề ra 06 nhóm giải pháp, gồm: đảm bảo nguồn nhân lực CNTT; tập huấn, bồi dưỡng; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức; hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; cải cách hành chính, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ; hợp tác trong nước và quốc tế.

Căn cứ Kế hoạch, UBND TP Hà Nội giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố xây dựng và trình UBND Thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các Sở, ban, ngảnh, UBND các quận, huyện, thị xã trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; là đầu mối tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này và kế hoạch hằng năm, định kỳ báo cáo UBND Thành phố.

Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về việc thực hiện Kế hoạch này; xây dựng kế hoạch triển khai giai đoạn 2022-2025 tại cơ quan, đơn vị, địa bàn mình phụ trách và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm gắn kết chặt chẽ cải cách hành chính với ứng dụng CNTT, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả khung kiến trúc chính quyền đô thị
Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử TP Hà Nội
Hà Nội duy trì chỉ số về chính quyền điện tử nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước
Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số
Hà Nội ưu tiên xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cống hiến thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Cống hiến thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 18 tuổi, ông Nguyễn Xuân Tứ (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) lên đường nhập ngũ, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đứng giữa khó khăn, gian khổ, sự sống và cái chết gần kề nhưng ông và đồng đội, trong đó có nhiều người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội vẫn giữ khí phách kiên trung, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2024

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2024

Tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm; tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2024.
Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

UBND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, mà vẫn giữ nguyên 30 quận, huyện, thị xã như hiện nay.
Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có các quy định về khai thác các dòng sông theo hướng quy định về căn cứ hình thành các hành lang gồm: hành lang mặt nước bảo vệ dòng chảy thường xuyên; quy định hành lang thoát lũ vào mùa lũ; hàng lang bảo vệ để ngăn lũ. Có như thế, các dòng sông chảy qua địa bàn Thủ đô mới trở thành các trục cảnh quan, không gian phát triển.
Chăm lo toàn diện cho người lao động Thủ đô

Chăm lo toàn diện cho người lao động Thủ đô

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn TP Hà Nội, các cấp Công đoàn đã thực hiện tốt chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).
Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ngày 4/5, Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân với sự tham dự của 245 đại biểu, đại diện cho hơn 2.000 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của TP Hà Nội.
Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Từ phim truyện “Ký ức Điện Biên” đến phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử”,… đã tái hiện những thước phim hào hùng về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tới đông đảo công chúng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động