Thứ sáu 26/04/2024 23:39

Bảo tồn ga Hà Nội: Cần đảm bảo mỹ thuật phù hợp kiến trúc lịch sử

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia văn hóa đều mong muốn cải tạo ga Hà Nội cần đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc.
Ga Hàng Cỏ chính thức đổi tên thành ga Hà Nội năm 1976, như một chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội
Ga Hàng Cỏ chính thức đổi tên thành ga Hà Nội năm 1976, như một chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội

Đẩy nhanh tiến độ

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trả lời đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội về kiến nghị cử tri, với nội dung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi ở huyện Thanh Trì. Theo đó, Bộ GTVT cho rằng, theo Luật Đường sắt, dự án đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi do UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư. Ngày 22/3, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội họp để phân định rõ trách nhiệm làm cơ quan chủ quản đầu tư các hạng mục thuộc tổ hợp ga Ngọc Hồi. Cụ thể, Bộ GTVT sẽ đầu tư các hạng mục với chức năng lập tàu của đường sắt quốc gia và UBND TP Hà Nội đầu tư các hạng mục khu depot thuộc dự án này.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ GTVT chỉ đạo Ban quản lý dự án đường sắt bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan của dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi để UBND TP Hà Nội chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư khu depot và dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi theo thẩm quyền.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn tại DN chỉ đạo Tổng Cty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho UBND Hà Nội triển khai thực hiện dự án.

Như vậy khi hoàn thành dự án trên, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt đô thị. Tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam dịch chuyển về ga Ngọc Hồi, cách ga Hà Nội hiện nay khoảng 13km về phía Nam.

Di sản phải nằm trong sự phát triển của đô thị

Đề cập tới di sản kiến trúc ga Hà Nội, GS sử học Nguyễn Văn Khánh cho biết, ở một số nước vẫn có những nhà ga gần trung tâm TP, vẫn có giá trị sử dụng. Thế nhưng vấn đề là phải cải tạo thế nào? Việc bảo tồn là cũng để giữ lại một ký ức cho thế hệ hiện nay và mai sau hiểu về một phần lịch sử của Hà Nội và Việt Nam. Nếu bây giờ giữ lại, thậm chí tôn tạo, phục hồi những dấu tích xưa của nhà ga cũ cũng rất hay. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có cái nhìn nghệ thuật, mỹ thuật phù hợp kiến trúc lịch sử. Bên cạnh đó, việc bảo tồn cũng trong hướng hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển của kinh tế- xã hội đất nước.

Ủng hộ việc cải tạo nhà ga là cần thiết để có thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển, PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học lưu ý: Cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố như bảo vệ kiến trúc, di sản; hài hòa trong quy hoạch tổng thể. Hiện ga Hà Nội còn giữ được khá nhiều đường nét kiến trúc của Pháp, do đó, việc cải tạo ga cần làm theo hướng giữ lại toàn bộ những kiến trúc này. Có thể xây dựng nhà ga mới to hơn, đẹp hơn, ôm lấy toàn bộ những đường nét của nhà ga chính để bảo vệ di sản.

Theo ông Huy, phá dỡ để xây mới thì rất dễ, nhưng xây mà giữ được di sản thì mới khó, mới là thách thức cần vượt qua. Phương án mới nên thiết kế thành các đường chạy tàu ngầm dưới lòng đất hoặc trên cao, tránh tình trạng đường sắt cắt ngang nhiều tuyến phố trong nội đô như hiện nay, vừa gây ách tắc, lại thiếu an toàn. “Đồng thời, việc quy hoạch cần phải cân nhắc đến toàn bộ cảnh quan xung quanh khu vực ga. Hà Nội nên tập trung phát triển theo hướng đô thị lõi gồm các khu phố cổ (gồm các quận nội thành) và khu vệ tinh. Trong đó, các công trình, dự án bất động sản cao tầng nên phát triển ở khu vệ tinh. Làm được vậy sẽ tránh được việc phá vỡ quy hoạch, làm tăng dân số nội đô và ách tắc giao thông”, ông Huy cho biết.

Cũng liên quan đến vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam đưa ra quan điểm: Ga Hà Nội đã có hàng trăm năm, đó là ký ức của đô thị Pháp cổ, một đô thị phát triển. Đời người phải có ký ức, có quê quán để nhớ. Khi người ta nhìn ga Hàng Cỏ sẽ thấy được ký ức 100 năm của Hà Nội như thế nào. Thế nên, nó không chỉ là công trình mà còn là di sản, là ký ức, là nơi chốn, lịch sử. Đô thị là phải có lịch sử, không có đô thị nào không có lịch sử cả. Cho nên vấn đề bảo tồn nằm ở tư duy văn hóa của các nhà quản lý.

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, vấn đề bảo tồn ga Hà Nội hiện nay cần xem rõ chủ trương của quy hoạch để đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. “Nếu Hà Nội có chủ trương di dời, không để đường sắt đi trong nội đô nữa, ga Hà Nội sẽ trở thành bảo tàng, là nơi kể chuyện. Có thể biến nó thành ga trung chuyển cho một loại hình giao thông mới, ví dụ như tàu điện ngầm. Còn trường hợp Hà Nội tiếp tục để đường sắt đi trong đô thị thì ga Hà Nội vẫn có giá trị sử dụng là một ga đầu mối.

“Văn hóa là nền tảng để phát triển kinh tế cho đất nước này phát triển bền vững. Nếu không có văn hóa thì không thể phát triển bền vững được. Kiến trúc chính là văn hóa, là người kể chuyện lịch sử phát triển của đô thị đó”, ông Tùng cho biết.
Ga Hà Nội được Pháp xây dựng, đưa vào khai thác từ năm 1902 với tên gọi là ga Hàng Cỏ. Sau khi ga Hàng Cỏ được chính thức đổi tên thành ga Hà Nội năm 1976, Chính phủ đã quyết định tổ chức 2 đoàn tàu Thống Nhất khai thông tuyến đường sắt Bắc - Nam. Địa danh này khánh thành cùng năm với cầu Long Biên (1902), thế nhưng lại ít được biết đến như một chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội.
Nghiên cứu đầu tư kéo dài tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội đến Hoàng Mai
Khảo sát các điểm trông giữ xe phục vụ đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội
Di dời hạ tầng đường sắt ga Hà Nội và Giáp Bát để làm dự án metro Yên Viên- Ngọc Hồi
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tăng cường đảm bảo ANTT dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội tăng cường đảm bảo ANTT dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Năm nay, kỳ nghỉ Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động 1/5 sẽ rơi vào các ngày thứ 3 và thứ 4, là các ngày hành chính trong tuần. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc hoán đổi ngày làm việc dịp Lễ 30/4 và 1/5, người lao động, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết ngày 1/5/2024.
Hà Nội: phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP của thành phố

Hà Nội: phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP của thành phố

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Gần 2.400 cơ hội việc làm cho người lao động tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất

Gần 2.400 cơ hội việc làm cho người lao động tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất

Phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất có 30 đơn vị doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh trực tiếp. Tổng nhu cầu tuyển dụng 2.350 chỉ tiêu tuyển dụng các vị trí việc làm.
Bền bỉ đồng hành, xây dựng văn hóa giao thông

Bền bỉ đồng hành, xây dựng văn hóa giao thông

Năm 2023 đã là năm thứ 13 Báo Kinh tế & Đô thị được UBND TP Hà Nội giao chủ trì tổ chức Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông (ATGT) Thủ đô”.
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các huyện, thị xã

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các huyện, thị xã

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các huyện và thị xã trên địa bàn TP.
Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Các chuyên gia cho rằng, việc triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ cần được thực hiện gắn với đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như bám sát các quy hoạch về nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024, Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 37-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 26/4 đến ngày 6/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 26/4 đến ngày 6/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 26/4 đến ngày 6/5/2024.
Dự báo thời tiết ngày 26/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4/2024, Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 25-27 độ. Nhiệt độ cao nhất: 34-36 độ.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm hào hứng với sân chơi “HNUE English challenge 2024”

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm hào hứng với sân chơi “HNUE English challenge 2024”

Tại sân chơi HNUE English challenge 2024, sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không chỉ tỏa sáng bởi trình độ ngoại ngữ mà còn bởi tài năng diễn xuất, nhạc kịch, hùng biện cũng như kiến thức về lịch sử, địa lý, nghệ thuật…
Chàng trai vàng Hóa học trở thành gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Chàng trai vàng Hóa học trở thành gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Với những thành tích xuất sắc trong học tập, em Đinh Cao Sơn - sinh viên ngành Sư phạm Hoá học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã vinh dự trở thành một trong những gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Trước đó, Sơn cũng được bầu chọn là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023, được trao Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2023.
Những kết quả ấn tượng của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai

Những kết quả ấn tượng của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai

Trong năm học 2023-2024, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Quốc Oai đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, trong đó có hoàn thành vượt chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động