Thứ ba 30/04/2024 00:21
Huyện Quốc Oai, Hà Nội:

Xử lý hàng loạt lò gạch thủ công, cải tiến quá thời hạn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ năm 2018, UBND TP Hà Nội ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công cải tiến có hệ thống xử lý khói thải, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tại huyện Quốc Oai, thể hiện quyết tâm, UBND huyện đã không chấp thuận việc “câu giờ” của các chủ lò gạch.
Tại xã Cộng Hòa vẫn còn lò gạch trong danh sách bị xử lý tiếp tục hoạt động Ảnh: G.B.
Tại xã Cộng Hòa vẫn còn lò gạch trong danh sách bị xử lý tiếp tục hoạt động. Ảnh: G.B.

Không chấp thuận các chủ lò gạch “câu giờ”

Ngày 21/6/2018, Sở Xây dựng Hà Nội có Văn bản số 5401/SXD-KTXD báo cáo UBND TP Hà Nội về tình hình rà soát, phân loại, đề xuất danh mục và lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công, cải tiến có hệ thống xử lý khói thải, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang tồn tại trên địa bàn TP.

Theo văn bản này, huyện Quốc Oai có 18 lò gạch phải chấm dứt hoạt động, bao gồm: 01 lò phải dừng hoạt động trước tháng 6/2018; 02 lò phải dừng hoạt động trước tháng 30/9/2018; 13 lò phải dừng hoạt động hết năm 2018; 02 lò phải dừng hoạt động đến năm 2020 (lò của ông Vương Quý xã Cộng Hòa; Nguyễn Văn Thanh xã Cấn Hữu).

Thống kê của UBND huyện Quốc Oai cho thấy, đến đầu thời điểm tháng 5/2022 toàn huyện vẫn còn 14 lò gạch trong danh sách phải dừng hoạt động. Điều này cho thấy chủ trương chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công, cải tiến có hệ thống xử lý khói thải, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch của huyện chậm so với chỉ đạo của UBND TP. Mới đây, 10 chủ cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn huyện đề nghị huyện cho phép được tiếp tục hoạt động và từng bước chuyển đổi theo lộ trình tại Quyết định số 1266/QĐTTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nghiên cứu đơn, UBND huyện nhấn mạnh những đề nghị trên của các chủ cơ sở sản xuất gạch không có cơ sở giải quyết.

Nhiều xã xử lý thiếu quyết liệt

Trong tháng 5/2022, Tổ công tác 1395 của huyện có báo cáo kết quả kiểm tra hiện trạng và tiến độ xử lý 8 lò gạch trên địa bàn các xã: Hòa Thạch, Ngọc Liệp, Cấn Hữu, Cộng Hòa và Nghĩa Hương.

Từ kết quả kiểm tra cho thấy vẫn có xã không quyết liệt xử lý các lò gạch có tên trong danh sách phải tiến hành làm ngay. Cụ thể, tại xã Ngọc Liệp vẫn còn 01 lò gạch đang tiếp tục vận chuyển nguyên vật liệu để sản xuất. Về phía UBND xã Ngọc Liệp không thường xuyên trực chốt nên chủ lò vẫn tiếp tục tập kết nguyên vật liệu để sản xuất gạch.

Hai xã Cấn Hữu, Nghĩa Hương có 01 lò gạch hiện vẫn đang hoạt động bình thường. UBND xã Cấn Hữu và UBND xã Nghĩa Hương đã vận động nhưng việc chấp hành của chủ lò gạch về dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND huyện còn hạn chế. UBND xã Cấn Hữu chưa lập chốt ngăn chặn các phương tiện vận chuyển vật liệu từ ngoài vào khu lò gạch theo chỉ đạo của UBND huyện tại hội nghị ngày 25/4/2022.

Kiểm tra tại xã Cộng Hòa, Tổ công tác ghi nhận 01 lò gạch hiện vẫn đang hoạt đồng bình thường. UBND xã Cộng Hòa chưa lập chốt ngăn chặn các phương tiện vận chuyển vật liệu từ ngoài vào khu lò gạch theo chỉ đạo của UBND Huyện. Chủ lò gạch vẫn tiếp tục hoạt động.

Như vậy, việc triển khai thực hiện kế hoạch chấm dứt lò gạch nung trên địa bàn huyện theo chỉ đạo của UBND huyện, UBND các xã triển khai chậm theo Thông báo số 509/TB-UBND ngày 25/4/2022 của UBND Huyện. Tổ công tác kiến nghị tới UBND Huyện: Sớm ban hành Quyết định buộc khắc phục hậu quả 02 lò gạch của xã Ngọc Liệp làm cơ sở để UBND xã xây dựng kế hoạch, phương án triển khai cưỡng chế, phá dỡ các lò gạch đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của UBND Huyện. Cùng với đó, UBND huyện chỉ đạo Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị phối hợp với UBND các xã thường xuyên kiểm tra hiện trạng và báo cáo tiến độ xử lý, tháo dỡ của các lò gạch gửi về UBND huyện; Nhắc nhở Chủ tịch UBND các xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp phải tích cực triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện (tuyên truyền vận động, lập chốt kiểm soát); Chỉ đạo UBND xã Hòa Thạch tiếp tục vận động, giám sát 04 chủ lò gạch tự tháo dỡ triệt để 04 lò gạch tại địa phương đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường…

Trả lời báo chí, ông Lê Hải Đăng, Trưởng phòng Quản lý đô thị cho biết, hiện UBND huyện đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động các chủ lò gạch dừng hoạt động và tự tháo dỡ. Trong trường hợp 04 chủ lò gạch còn lại không tự giác dừng hoạt động và tiến hành tự tháo dỡ UBND huyện sẽ ban hành Quyết định cưỡng chế, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 6/2022.

Nhiều lò gạch thủ công vẫn ngang nhiên hoạt động
Cố tình hiểu sai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng?
Kiên quyết xóa bỏ lò gạch thủ công, lạc hậu
Nhiều địa phương vẫn lúng túng xóa lò gạch thủ công
Khắc Hạnh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động