Người đứng đầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm cao nhất?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHiện trường vụ việc. Ảnh: Minh Chiến |
Nhiều vụ vi phạm pháp luật về an toàn lao động
Trước đó, khoảng 0h20 ngày 3/4 tại Công ty Than Thống Nhất thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) ở Cẩm Phả, Quảng Ninh, xảy ra sự cố ở gương lò XV5-140 số 2, phân xưởng đào lò 2. Lò đào diện tích 23m2, chống thép SVP-27, bước chống 0,5m/vì. Lò đã đào được 240m/thiết kế 380m. Bước đầu xác định nguyên nhân sự cố do cháy khí Mê tan. Sự cố làm 4 công nhân tử vong, 7 người khác bị thương. Sau khi xảy ra sự cố, các cấp chính quyền, Công ty than Thống Nhất đã phối hợp và hỗ trợ gia đình những người bị nạn để đưa họ về gia đình, lo hậu sự. Với mỗi người bị nạn, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ ban đầu 20 triệu đồng/người; Tập đoàn TKV hỗ trợ 20 triệu đồng/người và Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 20 triệu đồng/người.
Hay vụ tai nạn lao động xảy ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 bên trong nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đã khiến 7 công nhân tử vong, 3 công nhân bị thương. CA tỉnh Yên Bái đã khởi tố và tạm giam bị can Trần Mạnh Hùng, SN 1980, trú tại tổ 8, phường Yên Thịnh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động", quy định tại khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015. Theo báo cáo sơ bộ từ UBND tỉnh Yên Bái, sự việc xảy ra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 bên trong nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố động cơ điện của máy nghiền, dẫn đến tai nạn cho các công nhân đang bảo dưỡng.
Luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, Công ty Luật LEGALAM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Việc khởi tố và bắt giữ bị can Trần Mạnh Hùng là một bước quan trọng trong quá trình pháp luật để đảm bảo công lý và trách nhiệm. Ảnh: Nguyễn Vũ |
Trách nhiệm thuộc về ai?
Về vấn đề trên, dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, Công ty Luật LEGALAM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, việc khởi tố và bắt giữ bị can Trần Mạnh Hùng là một bước quan trọng trong quá trình pháp luật để đảm bảo công lý và trách nhiệm. Trong trường hợp này, nếu có bằng chứng đủ để kết luận rằng Trần Mạnh Hùng có liên quan đến việc vi phạm quy định về an toàn lao động và gây ra tai nạn làm 7 người chết và 3 người bị thương, thì việc khởi tố và bắt giữ là hợp lý và cần thiết. Về tội phạm Trần Mạnh Hùng đối mặt: luật sư có thể lưu ý rằng Trần Mạnh Hùng đối mặt với các hình phạt nặng nề dựa trên Điều 295 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, đặc biệt nếu Hùng được xác định là vi phạm quy định về an toàn lao động thì phải đối mặt với mức án tù từ 07 năm đến 12 năm, tùy thuộc vào mức độ của tội phạm. Về quyền lợi của các nạn nhân: được yêu bồi thường cho những thiệt hại về sức khỏe và tài sản, cũng như hỗ trợ tâm lý và y tế bao gồm cả cấp dưỡng cho người phụ thuộc vào các nạn nhân.
Về trách nhiệm của Công ty và cơ quan chức năng: không chỉ cá nhân ông Trần Mạnh Hùng, mà còn người đứng đầu DN cũng phải chịu trách nhiệm nếu được xác định có sự phạm tội hoặc cẩu thả trong việc đảm bảo an toàn lao động. Điều này có thể bao gồm việc đề xuất các biện pháp cải thiện quy trình vận hành và đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong tương lai. Về quá trình pháp lý: quá trình điều tra cần phải được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan được bảo vệ. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng Trần Mạnh Hùng có quyền lựa chọn một luật sư để bảo vệ quyền lợi và lập luận của mình trong quá trình tố tụng.
Liên quan đến tai nạn lao động trên, Tiến sĩ Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, một hệ thống công nghệ đang ngắt nguồn để bảo dưỡng, có hàng chục công nhân đang sửa chữa, làm việc, nhưng đột ngột hoạt động. Câu chuyện đột ngột đó do đâu? Điều này cần được CQĐT xác minh làm rõ. Tại đây, cũng cần đặt ra câu hỏi, có 1 lỗ hổng lớn trong đảm bảo ATVSLĐ trong vụ việc này. Tiến sĩ Nguyễn Anh Thơ cho rằng, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng lặp lại những nguyên nhân hàng chục năm trước đây trong ngành sản xuất xi măng cũng như ngành chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng. Tiến sỹ Nguyễn Anh Thơ cho biết, không ngờ những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng có thể xảy ra trong bối cảnh hiện nay. Bởi những công nghệ rất tiến bộ, đặc biệt là nếu áp dụng chặt chẽ những quy định về quy trình ATVSLĐ thì khó có thể xảy ra những thảm kịch trên.
Qua hình ảnh cũng như báo cáo về vụ việc ở Yên Bái, Tiến sĩ Nguyễn Anh Thơ cho rằng, trong sự cố này, có rất nhiều điều không được thực thi khi 1 hệ thống công nghệ, thiết bị được bảo trì, bảo dưỡng tại 1 nhà máy có quy mô vừa. Theo đó, khi 1 hệ thống công nghệ được vận hành, phải tuân thủ rất nghiêm các quy định của pháp luật, trước tiên là Luật ATVSLĐ, sau đó là quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 05/2012/BLĐTBXH về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá và Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động… Tuy nhiên, tất cả những quy chuẩn kỹ thuật trên đã không được thực thi theo 1 quy trình nghiêm ngặt.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Thơ cho rằng mặc dù hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, tuy nhiên ở đâu đó công tác đảm bảo ATVSLĐ vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực, nhiều DN vẫn chưa làm hết trách nhiệm mà chỉ làm cho có, làm cho xong, chưa nghĩ đến hiệu quả thực sự cho DN, đảm bảo an toàn hiệu quả cho người lao động. |
Vụ tai nạn khiến 7 người chết ở Yên Bái: khởi tố một nhân viên nhà máy xi măng | |
Người đàn ông dùng cán chổi chọc rơle làm máy chạy khiến 7 người chết, 3 người bị thương ở Yên Bái |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại