Hạn chế tối đa nhất nguy cơ mất an toàn lao động
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLàng nghề rèn Đa Sỹ , phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. Ảnh: T.Tâm |
Tai nạn lao động luôn rình rập
Theo số liệu thống kê, hiện nay, TP Hà Nội có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm 56% số làng ở khu vực nông thôn. Hoạt động sản xuất làng nghề của Hà Nội đã thu hút được gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất với khoảng 700.000 lao động thường xuyên chiếm 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên toàn TP.
Tuy nhiên, điều kiện lao động ở các làng nghề đều chưa đạt tiêu chuẩn như độ ồn, ánh sáng, độ rung, độ ẩm, nhiệt độ cao. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc ở tỷ lệ cao: gần 95% tiếp xúc với bụi, hơn 85% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất.
Làng nghề gỗ Vạn Điểm (huyện Thường Tín) thu hút tới 80% số hộ với hàng chục nghìn lao động trên địa bàn. Nghề gỗ mang lại thu nhập ổn định cho người dân nhưng khó tránh khỏi mất an toàn vệ sinh lao động. Vì thế, hằng năm, các cơ sở, nhà xưởng sản xuất đồ gỗ trên địa bàn vẫn không tránh khỏi tai nạn lao động.
Làng nghề cơ kim khí xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) có hơn 2.300 hộ làm nghề (chiếm 90% tổng số hộ), tuy nhiên năm nào tại làng nghề trên cũng xảy ra tai nạn lao động như đứt tay, cụt tay… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng và tốn kém chi phí điều trị.
Nghề rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) đã và đang là công việc đưa lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, do đặc thù công việc, người lao động vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn lao động. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi khói bụi nơi làm việc, những nguy cơ về đứt chân, đứt tay cũng luôn rình rập người lao động từng phút, từng giờ.
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại các khu vực làng nghề
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 394/KH-UBND về việc an toàn lao động, vệ sinh lao động TP Hà Nội năm 2025. Theo đó, TP Hà Nội phấn đấu 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cao mất an toàn lao động, xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và triển khai các biện pháp bảo đảm công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống dịch bệnh; hằng năm trung bình giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trên địa bàn Hà Nội.
Người lao động làm việc tại xưởng sản xuất khăn bông tại làng nghề Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh: V.B |
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong tình hình mới, phấn đấu: 100% số người tham mưu công tác quản lý về an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện và trong các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác y tế; an toàn vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có môi trường làm việc nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
Bảo đảm 100% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại các cơ sở đông lao động, cơ sở lao động tiếp xúc với yếu tố có hại, yếu tố nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp được tập huấn, cập nhật về sơ cứu, cấp cứu. Giảm 15% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp; bảo đảm trên 50% số người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp.
Bảo đảm 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; 100% đơn vị, DN có tổ chức Công đoàn thành lập được mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Đồng thời, triển khai lồng ghép dịch vụ y tế lao động cơ bản, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động, sức khỏe người lao động. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao nghiệp vụ quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; xây dựng, phát triển không gian truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bànTP. Triển khai các dự án về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, lồng ghép việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn TP; quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại