Thứ ba 26/11/2024 04:16

Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Các đại gia kêu khổ khi bị ngân hàng “nhốt” tiền

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong vụ án Nguyễn Thị Hà Thành cấu kết cùng nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt 433 tỷ, nhiều “đại gia” bị lừa với chiêu trò đồng sở hữu sổ tiết kiệm. Tại tòa, những người này cho biết, hiện giờ tiền của họ vẫn bị các ngân hàng “nhốt”…
Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Các đại gia kêu khổ khi bị ngân hàng “nhốt” tiền
Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành trong phiên tòa xét xử. Ảnh: H.H

Ngày 14/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục ngày thứ 6 phiên xét xử sơ thẩm “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành cấu kết cùng các nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt 433 tỷ đồng.

Theo cáo buộc, ngày 20/11/2018, bà Thành vay của anh Nguyễn Tiến Dũng (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) 24,5 tỷ đồng trong 7 ngày. Đến hạn, Thành nói với Thu Hương nhờ Quỳnh Hương vay hộ tiền trong 10 ngày để trả nợ cho anh Dũng và Thành sẽ vay lại anh Dũng để trả cho Quỳnh Hương.

Sau đó, Thành, Thu Hương và Quỳnh Hương thống nhất phương án để Thành đề nghị với anh Dũng sau khi Thành trả anh Dũng 25 tỷ đồng sẽ vay lại của Dũng 25 tỷ trong thời hạn 10 ngày bằng hình thức anh Dũng tiếp tục gửi tài vào tài khoản của Công ty MHD, Thành chứng minh tài chính để đảm bảo tiền của Dũng không bị mất, Ngân hàng VAB sẽ phát hành 1 giấy xác nhận phong tỏa tài khoản trong 10 ngày, chỉ có Nguyễn Tiến Dũng được quyền giải tỏa và dùng séc của công ty MHD rút số tiền đó ra.

Ngày 26/11/2018, Quỳnh Hương hỏi vay 25 tỷ đồng của anh Nguyễn Văn Đức để cho Thành vay. Anh Đức chỉ đồng ý cho vay trong vài giờ để Thành chứng minh tài chính nên Quỳnh Hương đưa ra phương án vay: anh Nguyễn Văn Đức thế chấp sổ tiết kiệm của mình để vay Ngân hàng VAB số tiền 22,7 tỷ đồng. Số tiền vay được giải ngân vào tài khoản của anh Đức, sau đó anh Đức ra về. Quỳnh Hương sẽ chỉ đạo thực hiện hạch toán trên hệ thống chuyển tiền của anh Đức đi cho vay, khi nào thấy tiền trả về tài khoản, anh Đức sẽ đến VAB ký bù chứng từ thể hiện việc mình chuyển tiền cho vay. Anh Đức không biết Thành, song do Quỳnh Hương đứng ra bảo lãnh và thấy hình thức cho vay Quỳnh Hương đưa ra không có rủi ro nên anh Đức đồng ý.

Sau khi vay được tiền trả lại cho anh Dũng, bà Thành vay lại số tiền này để gửi vào tài khoản của Công ty MHD (do bà Thành đứng tên đồng chủ tài khoản) để chứng minh năng lực tài chính. VAB sẽ phát hành Giấy xác nhận phong tỏa tài khoản trong 10 ngày, chỉ anh Dũng mới được quyền giải tỏa và dùng séc rút tiền.

Để yên tâm, anh Dũng gặp bị cáo Quản Trọng Đức (Giám đốc chi nhánh VAB) để hỏi xem phương thức trên có an toàn không. Nhận được sự đảm bảo của cựu giám đốc chi nhánh, anh Dũng đã đồng ý cho bà Thành vay tiền.

Trên thực tế, bị cáo Quản Trọng Đức chỉ ký phong tỏa trên giấy, không thực hiện phong tỏa trên hệ thống, nên khi anh Dũng đến rút tiền mới hay tiền trong tài khoản của Công ty MHD không còn.

Cáo buộc cho rằng, chính việc bị cáo Đức chỉ ký xác nhận tạm khóa trong “Giấy đề nghị kiêm xác nhận tạm khóa tài khoản” cho khách hàng mà không thực hiện trách nhiệm phê duyệt trên hệ thống đã tạo sơ hở cho bà Thành lợi dụng rút 2 séc với số tiền hơn 24,9 tỷ đồng trong tài khoản Công ty MHD.

Trước đó, anh Nguyễn Văn Đức có đơn tới TAND Tp Hà Nội với nội dung, khoản tiền tại các sổ tiết kiệm đang gửi tại VAB là tài sản hợp pháp của anh. Anh được cán bộ ngân hàng VAB thông báo, tài khoản cá nhân và 5 quyển sổ tiết kiệm của anh đã bị ngân hàng phong tỏa.

Anh Nguyễn Văn Đức đề nghị Tòa buộc VAB chấm dứt việc phong tỏa tài khoản cá nhân và sổ tiết kiệm mang tên anh, do anh không liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo Thành tại VAB và những sai phạm, thiếu trách nhiệm của nhân viên ngân hàng.

Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Các đại gia kêu khổ khi bị ngân hàng “nhốt” tiền
Các đại gia kêu khổ khi tiền bị các NH “nhốt”. Ảnh: H.H

Cũng như anh Đức, một bị hại khác trong vụ án, ông Triệu Hùng Cường đang thiệt hại 29 tỷ đồng. Ông còn có 3 sổ tiết kiệm liên quan vụ án, tổng 95 tỷ đồng đều đã bị VietABank "giam", chưa thanh toán. Vị này có đề nghị VietABank trả lại số tiền này. Hoặc như các "đại gia" khác gửi tiền cũng đang bị ngân hàng "giam" sổ tiết kiệm gồm bà Triệu Thị Tuyết Trinh, ông Đặng Nghĩa Toàn…

Ông Toàn có một sổ tiết kiệm 20 tỷ đồng ở VAB; 4 sổ trị giá 50 tỷ đồng ở NCB và 4 sổ trị giá 52 tỷ đồng tại PVcombank. Tại tòa, ông Toàn trình bày: "Tôi bị kẹt tổng cộng 122 tỷ đồng ở ba ngân hàng nên cuộc sống gia đình, kinh doanh bị xáo trộn. Tôi bị mang tiếng là kẻ lừa đảo ngân hàng, trong khi tiền của mình đang bị ngân hàng đóng băng".

Tuy nhiên, khi trả lời thẩm vấn của luật sư về việc giữ tiền của khách hàng là đồng sở hữu với bị cáo Thành, đại diện VAB giải thích: "Chúng tôi không phải là tạm giữ, hay tất toán tiền của ai cả. Khi có dấu hiệu phạm tội, chúng tôi có trách nhiệm báo lên, trình lên các cơ quan pháp luật để điều tra".

Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Cán bộ ngân hàng giúp Thành do chỉ đạo của cấp trên Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Cán bộ ngân hàng giúp Thành do chỉ đạo của cấp trên
Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Đại diện Ngân hàng TMCP Việt Á né tránh nhiều câu hỏi Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Đại diện Ngân hàng TMCP Việt Á né tránh nhiều câu hỏi
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động