Thứ sáu 26/04/2024 13:18

Vụ Nguyễn Thị Hà Thành: Cựu cán bộ VietAbank đề nghị trả hồ sơ điều tra lại

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại phiên tranh tụng, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho cựu nhân viên VietAbank Quản Trọng Đức và Đặng Thị Quỳnh Hương cho rằng tòa định tội cho thân chủ là chưa chính xác, từ đó đề nghị luật sư đề nghị tòa xem xét, trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Vụ Nguyễn Thị Hà Thành: Cựu cán bộ VietAbank đề nghị trả hồ sơ điều tra lại
Cựu cán bộ VietAbank đề nghị trả hồ sơ điều tra lại

Ngày 17/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà xét xử vụ án Nguyễn Thị Hà Thành cấu kết cùng nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của các ngân hàng VietAbank, PVcombank, NCB và các cá nhân. Phiên tòa bước sang phần tranh tụng trước đề nghị mức án từ đại diện VKS hôm 16/3.

Trước cáo buộc của VKS về tội của Đặng Thị Quỳnh Hương là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”, luật sư bào chữa cho bị cáo này cho rằng, chưa đủ căn cứ để kết tội Quỳnh Hương vào tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong vụ án, VKS cáo buộc, ngày 26/11/2018, Hà Thành câu kết với Thu Hương, Quỳnh Hương rút tiền từ tài khoản của Công ty MHD mở tại VietAbank, chiếm đoạt gần 25 tỉ đồng của ngân hàng này.

Luật sư bào chữa đã đưa ra loạt luận cứ để chứng minh thân chủ mình có dấu hiệu bị oan. Theo luật sư, khi giới thiệu khách cho Thành vay tiền để chứng minh năng lực tài chính, nhằm được VietAbank giải ngân, Quỳnh Hương không thể biết mục đích của "siêu lừa".

Bản thân Hương cũng tự góp 2 tỉ đồng để cùng cho vay vì Thành bị thiếu tiền. "Quỳnh Hương không thể tự lừa tiền của chính mình nếu biết Thành vay tiền để nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản" - luật sư cho hay.

Và việc Quỳnh Hương giới thiệu khách cho Hà Thành vay tiền không phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả siêu lừa này chiếm đoạt gần 25 tỉ của VietAbank.

Đưa thêm quan điểm việc Quỳnh Hương đã làm đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, các luật sư còn cho rằng, thân chủ mình cũng không phạm vào tội này. Căn cứ theo quy định nội bộ của VietAbank, bị cáo Hương chỉ là Trưởng phòng quan hệ khách hàng khối doanh nghiệp, nên Quỳnh Hương không có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn can thiệp vào nghiệp vụ cho vay cầm cố số dư tiền gửi của quầy giao dịch.

Theo luật sư, tháng 3/2018, VietAbank đã ghi nhận Thành là khách hàng VIP, và giao cho Thu Hương phụ trách. Đức cũng đã khai, việc giao cho Thu Hương các khoản vay của Thành đã được Hội sở phê duyệt. “Đồng thời, căn cứ hồ sơ vụ án, Mai Phương và Nguyệt phải tự chịu trách nhiệm việc không phong tỏa dòng tiền, việc nói Quỳnh Hương chỉ đạo là không có căn cứ.” – luật sư lập luận.

Từ đó, luật sư đề nghị tòa tiếp tục điều tra bổ sung hoặc tuyên bố thân chủ không vi phạm.

Cũng vậy, với Quản Trọng Đức, luật sư đề nghị tòa xem xét, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Bởi luật sư cho rằng, Quản Trọng Đức không vi phạm các hoạt động về ngân hàng, cũng như không có cấu kết với cấp dưới, giúp sức cho Hà Thành chiếm đoạt hàng trăm tỷ của VietAbank.

Trước đó, tại tòa, liên quan đến tội danh của mình, Hà Thành nhận tội nhưng xin giảm nhẹ hình phạt vì: “Trong thời gian chịu tạm giam, bị cáo đã nhận thức sai phạm của mình. Bị cáo có con gái mắc bệnh hiểm nghèo, mong được sớm trở về chăm sóc”.

Luật sư của “siêu lừa” nêu quan điểm, trách nhiệm chính trong vụ thuộc nhóm 17 cán bộ ngân hàng vì thiếu trách nhiệm, không thẩm tra hồ sơ vẫn ký duyệt các khoản vay cho Hà Thành. Một số luật sư bào chữa cho nhóm nhân viên ngân hàng phản đối quan điểm này, cho rằng VKS đúng khi kết luận Hà Thành là chủ mưu trong vụ và trực tiếp chiếm đoạt khoản tiền đặc biệt lớn. Đa phần các bị cáo này xin giảm nhẹ hình phạt với lý do tin tưởng Hà Thành là khách hàng VIP hoặc chịu sự chỉ đạo, ép buộc từ cấp trên nên làm sai quy định, giúp nữ “siêu lừa” được vay tiền rồi chiếm đoạt.

VKS đề nghị tòa tuyên phạt Nguyễn Thị Hà Thành mức án chung thân, đề nghị tuyên các bị cáo Nguyễn Thị Thu Hương (Trưởng bộ phận khách hàng Phòng giao dịch Đông Đô) và Đặng Thị Quỳnh Hương (Trưởng phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch Đông Đô của VietAbank) cùng mức án 16-18 năm tù.

Bị cáo Quản Trọng Đức (Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Trưởng phòng giao dịch Đông Đô của VietABank) bị đề nghị 15-17 năm tù, Nguyễn Thanh Tùng 15-16 năm tù.VKS đề nghị phạt bị cáo Nguyễn Mai Phương mức án 13-15 năm tù, Nguyễn Thanh Bình 7-8 năm tù, Trịnh Trung Kiên 7-8 năm tù, Đỗ Minh Đức 9-10 năm tù, Bùi Văn Tuấn 9-10 năm tù.

Nhóm bị cáo bị đề nghị mức án 30 tháng đến 36 tháng tù treo, gồm Đặng Thị Thu Hòa, Phạm Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trịnh Phương Ngân. Những bị cáo còn lại bị đề nghị các mức án từ 12 tháng tù treo đến 8 năm tù.

Về dân sự, VKS đề nghị bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành bồi thường cho VietABank 248,9 tỷ đồng; bồi thường cho PVcomBank 49,4 tỷ đồng; bồi thường cho NCB 47,5 tỷ đồng và cho những cá nhân gửi tiền đồng sở hữu mà Thành đã chiếm đoạt.

VKS cũng đề nghị VietABank trả lại cho ông Đặng Nghĩa Toàn 20 tỷ đồng, đề nghị NCB trả lại cho ông Toàn 50 tỷ đồng, PVcomBank trả cho ông Toàn 52 tỷ đồng. Đối với các số tiền liên quan bị cáo Thành ở những ngân hàng này, VKS đề nghị giải quyết trong vụ án khác.

Vụ Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Các ngân hàng nói Thành phải trả tiền cho ông Toàn
Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: VKS đề nghị án tù chung thân cho “siêu lừa” Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: VKS đề nghị án tù chung thân cho “siêu lừa”
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động