Thứ bảy 27/04/2024 17:18

Hôm nay, xét xử phúc thẩm siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 26/3, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cấu kết với nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt 433 tỷ đồng.
Hôm nay, xét xử phúc thẩm siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành
Nhóm bị cáo trong vụ án siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Ảnh: H.N

Phiên tòa được mở do có đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và 12 bị cáo khác. Phía bị hại là Ngân hàng PVcombank, Ngân hàng NCB, Ngân hàng Việt Á và một số cá nhân cũng kháng cáo bản án sơ thẩm.

Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2018, Nguyễn Thị Hà Thành cần tiền làm ăn và chi tiêu nên tìm những người gửi tiền vào các ngân hàng, rủ rê họ tham gia các phi vụ. Do không có tài sản đảm bảo, Thành đề nghị các đồng sở hữu cùng gửi tiền vào ngân hàng, sau đó đưa sổ tiết kiệm cho mình giữ, đổi lại cô ta sẽ trả lãi suất cao. Quá trình Thành và đồng phạm thực hiện hành vi, nhiều cựu cán bộ 3 chi nhánh ngân hàng đã giúp sức cho siêu lừa gây án.

Sau khi có các sổ tiết kiệm, Thành đến chi nhánh VietABank, trực tiếp bàn với Nguyễn Thị Thu Hương, được sự giúp sức của Quản Trọng Đức và một số cựu cán bộ khác, giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu trên giấy đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng thế chấp số dư tiền gửi... Từ đó, bị can chiếm đoạt của VietABank gần 274 tỷ đồng63 tỷ đồng của các cá nhân gửi tiền.

Với các Ngân hàng NCB và PVcomBank, bị cáo vay của ông Đặng Nghĩa Toàn (khách hàng gửi tiền) hàng chục tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu ông Toàn gửi tiền tiết kiệm rồi đưa sổ cho bị can giữ. Tại 2 nhà băng, Thành làm việc với Nguyễn Hồng Trung (chuyên viên Ngân hàng NCB), Bùi Văn Tuấn (chuyên viên PVcomBank) và một số cán bộ khác để làm thủ tục vay tiền.

Cuối cùng, Thành cấu kết với Nguyễn Thanh Tùng, lợi dụng sự thiếu trách nhiệm của nhiều cựu nhân viên nhà băng, ký giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn để cầm cố sổ tiết kiệm, chiếm đoạt 47,5 tỷ đồng của NCB và 49,4 tỷ đồng của PVcomBank.

Trong vụ án, Hội đồng xét xử xác định tổng số tiền mà những người đồng sở hữu đưa cho Hà Thành đã được gửi vào các ngân hàng. Từ đây, bị cáo Thành dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng. Do đó, tòa xác định tư cách là bị hại của 3 ngân hàng là có căn cứ.

Bản án sơ thẩm nêu rõ, với những tình tiết nêu trên, có đủ căn cứ xác định Nguyễn Thị Hà Thành giữ vai trò chủ mưu, gây ra 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt của 3 ngân hàng tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng.

Với Thành, chủ tọa phiên tòa đánh giá bị cáo này thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, được xin giảm nhẹ hình phạt, nuôi 3 con nhỏ... nhưng số tiền bị cáo chiếm đoạt là đặc biệt lớn, nên cần cách ly bị cáo khỏi xã hội vô thời hạn.

Các bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng, Hội đồng xét xử đánh giá là những người giúp sức tích cực cho Hà Thành. Nhiều người còn lại giữ vai trò thứ yếu.

Từ nhận định đó, tòa phạt Nguyễn Thị Hà Thành mức án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trước đó, phiên tòa phúc thẩm được ấn định mở ra vào ngày 24/1. Tuy nhiên trước ngày xét xử, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội nhận được đơn xin hoãn phiên tòa của các bị cáo Lê Thị Hiên (giao dịch viên VietABank), Bùi Văn Tuấn (cán bộ PVcombank), Nguyễn Hồng Trung (nhân viên NCB) với lý do bị ốm.

Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Nguyễn Thị Hà Thành xin lỗi các đồng sở hữu Vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành: Nguyễn Thị Hà Thành xin lỗi các đồng sở hữu
Vụ Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Tuyên án chung thân đối với Nguyễn Thị Hà Thành
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động