Thứ hai 02/10/2023 14:30
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Qua nghiên cứu Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, ông tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật Thủ đô và có một số ý kiến đóng góp về Chương I và VII để Cơ quan soạn thảo tham khảo, cân nhắc thêm.
-	Hình ảnh Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển. Ảnh: Khánh Huy
Hình ảnh Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển. Ảnh: Khánh Huy

Áp dụng Luật Thủ đô

Tại Khoản 1 Điều 4 của dự thảo Luật quy định “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Thủ đô và luật, nghị quyết khác của Quốc hội về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Thủ đô, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Theo ông Đặng Đình Luyến, việc quy định như Dự thảo Luật nêu trên là sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực thì các luật, Bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội được ban hành có những quy định liên quan đến Thủ đô mà khác với quy định trong Luật Thủ đô thì không áp dụng và chỉ áp dụng quy định của Luật Thủ đô, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 này.

Việc quy định như vậy là không phù hợp, không đáp ứng với yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành VBQPPL là: “Trong trường hợp các VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của VBQPPL ban hành sau”. Vì vậy, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội góp ý Cơ quan soạn thảo sửa lại quy định khoản 1 Điều 4 của dự thảo Luật để đáp ứng với yêu cầu của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPL).

Tại Khoản 2 Điều 4 quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn quy định của Luật này thì đối tượng được ưu đãi được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi có lợi nhất”.

Ông Đặng Đình Luyến cho rằng, theo quy định Khoản 2 nêu trên thì khi có VBQPPL, bao gồm VBQPPL của Quốc hội cho đến VBQPPL của UBND cấp xã, phường có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn quy định của Luật Thủ đô thì áp dụng quy định của văn bản đó mà không áp dụng quy định của Luật Thủ đô.

Việc quy định như vậy của dự thảo Luật là không phù hợp với quy định khoản 2 Điều 156 của Luật BHVBQPPL là: “Trong trường hợp các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Do đó, ông Đặng Đình Luyến đề nghị Cơ quan soạn thảo sửa quy định khoản 2 Điều 4 nêu trên để phù hợp với yêu cầu của Luật ban hành VBQPPL.

Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Khoản 1 Điều 5 của dự thảo Luật quy định: “Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các lực lượng vũ trang và Nhân dân cả nước”.

Theo ông Đặng Đình Luyến, việc quy định như dự thảo luật về “xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô” chỉ giao cho các cấp chính quyền và Nhân dân Thủ đô là chưa đầy đủ, vì theo quy định tại khoản 2 Điều 111 của Hiến pháp thì “Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Và theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cũng như quy định tại Điều 8 của dự thảo Luật, thì Chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, nơi không tổ chức HĐND thì chỉ có UBND.

Như vậy, theo quy định của Dự thảo Luật nêu trên thì chỉ có HĐND và UBND hoặc nơi nào không tổ chức HĐND thì chỉ có UBND mới có nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô; còn Đảng bộ các cấp, các cơ quan khác không thuộc HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội,… các cấp của Thủ đô Hà Nội không phải thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.

Ông Đặng Đình Luyến góp ý Cơ quan soạn thảo xem xét, sửa lại quy định khoản 1 Điều 5 nêu trên về các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.

Về quy định hiệu lực của Luật trở về trước

Tại Khoản 3 Điều 59 của dự thảo Luật quy định: “Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Thành phố và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, vùng Thủ đô được phê duyệt hoặc ký hợp đồng trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa hưởng các ưu đãi theo pháp luật hiện hành thì được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này.”.

Ông Đặng Đình Luyến cho rằng, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân có hiệu lực trở về trước cần căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 152 của Luật BHVBQPPL là “Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”.

Do đó, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét, sửa lại quy định khoản 3 Điều 59 của dự thảo Luật nêu trên để phù hợp với quy định khoản 1 Điều 152 của Luật ban hành VBQPPL.

Phát triển Vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững
Hội nghị xin ý kiến nguyên lãnh đạo TP Hà Nội vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chuẩn bị công phu và chi tiết
Bạch Dương (ghi)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Xây dựng Thủ đô Hà Nội  - Thành phố đáng sống với hệ giá trị 8 đặc trưng

Xây dựng Thủ đô Hà Nội - Thành phố đáng sống với hệ giá trị 8 đặc trưng

Suốt quá trình phát triển, thành phố (TP) luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ của lãnh đạo, các chuyên gia, các nhà khoa học, giảng viên của các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn trong công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực.
Làm rõ các điểm đặc thù của Thủ đô

Làm rõ các điểm đặc thù của Thủ đô

Sáng 29/9, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân diễn ra Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam tăng cường tiếp xúc cấp cao và các cấp

Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam tăng cường tiếp xúc cấp cao và các cấp

Tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Tổng thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam Nông Dung.
Hà Nội tặng thưởng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2023 cho 10 cá nhân

Hà Nội tặng thưởng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2023 cho 10 cá nhân

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Quyết định số 4874/QĐ-UBND ngày 29/9/2023 về việc tặng thưởng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2023.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 9/2023

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 9/2023

Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu; hoàn thành tổng kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư trước 15/11/2023; tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 9/2023.
Nhiều loạt bài của báo Kinh tế & Đô thị đoạt giải về xây dựng văn hóa Hà Nội

Nhiều loạt bài của báo Kinh tế & Đô thị đoạt giải về xây dựng văn hóa Hà Nội

Tối 30/9, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội tổ chức trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VI - năm 2023.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học; Tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ; quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 25-29/9/2023.
Tập trung trí tuệ xây dựng Hà Nội sánh tầm khu vực và thế giới

Tập trung trí tuệ xây dựng Hà Nội sánh tầm khu vực và thế giới

Sáng nay (29/9), Hội thảo khoa học Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội với sự tham gia của 350 đại biểu.
Bắt khẩn cấp nữ nhân viên nhà bếp bỏ thuốc sâu vào thức ăn của học sinh ở Sơn La

Bắt khẩn cấp nữ nhân viên nhà bếp bỏ thuốc sâu vào thức ăn của học sinh ở Sơn La

Công an huyện Mai Sơn (Sơn La) đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Hà Thị Thi (SN 1984, trú xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn) - nhân viên bếp ăn trường THPT Chu Văn Thịnh để điều tra về tội Gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động