Thứ sáu 21/06/2024 13:09
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Tiếp thu, chỉnh lý về nội dung và kỹ thuật tại 36/54 điều

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 11/6, tiếp tục Chương trình phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

5 vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã có 26 lượt ý kiến phát biểu và 5 đại biểu Quốc hội gửi ý kiến tham gia bằng văn bản góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 Chương, 54 Điều, trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật tại 36/54 Điều so với dự thảo trình Quốc hội tại đầu Kỳ họp thứ 7.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng còn trình bày về 5 vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như: liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của Bộ NN&PTNT, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng cho phép xây dựng các tuyến đê mới phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều.

Trên bãi sông được phép tồn tại khu dân cư hiện hữu, xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp bảo đảm phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt. Giao UBND TP thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tại khu vực này theo trình tự, thủ tục do HĐND TP quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần tham vấn ý kiến các bộ chuyên môn thì TP sẽ chủ động thực hiện mà không quy định thành thủ tục bắt buộc trong Luật, các cơ quan Nhà nước cấp trên thực hiện quyền thanh tra, kiểm tra và xử lý nếu phát hiện vi phạm.

Về hình thức giao đất, cho thuê đất và vai trò của Ban quản lý trong quản lý đất đai trong khu công nghệ cao Hòa Lạc,Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đều thống nhất chỉnh lý quy định về giao đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao Hòa Lạc theo hướng: đối với khu chức năng cần đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Nhà nước cho nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng thuê đất đối với diện tích đất xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đất sử dụng vào mục đích công cộng theo quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt; đối với dự án thực hiện các loại hình hoạt động công nghệ cao có sử dụng đất thì Nhà nước cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất.

Về việc quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan thống nhất tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng cho phép mở rộng các công trình, hạng mục công trình là tài sản công trên địa bàn TP Hà Nội trong lĩnh vực văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan T.Ư cũng có thể áp dụng cơ chế nhượng quyền khai thác, quản lý như đối với các công trình, hạng mục công trình thuộc phạm vi quản lý của TP.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám chịu trách nhiệm

Trong quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ việc giao HĐND TP được quyền quyết định cho miễn áp dụng quy định của pháp luật; làm rõ việc được miễn trách nhiệm của các bên liên quan và quy định cụ thể trong Luật này.

Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan thấy rằng, thử nghiệm có kiểm soát là việc cho phép thực hiện các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới chưa được pháp luật quy định hoặc có quy định của pháp luật nhưng không còn phù hợp nên nếu phải áp dụng toàn bộ các quy định hiện hành của pháp luật thì sẽ không thể thực hiện được. Để quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát có thể phát huy được hiệu quả trên thực tế, bảo đảm tính khả thi, tạo sự chủ động cho TP thì cần cho phép HĐND TP, trên cơ sở đánh giá về mức độ rủi ro và khả năng kiểm soát, có quyền cho miễn áp dụng một số quy định của pháp luật trong phạm vi giới hạn thử nghiệm như tại khoản 5 Điều 25 của dự thảo Luật.

Đồng thời, cũng do đây là các nội dung mới, chưa có tiền lệ, lần đầu được triển khai nên mức độ rủi ro thường khá cao, nhiều vấn đề chưa có thực tiễn, chưa thể lường hết được. Nếu không có các quy định về loại trừ, miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan thì không thể khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực tham gia đổi mới sáng tạo. Mặt khác, đối với các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện các nội dung được thử nghiệm thì cũng cần được áp dụng các quy định về khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung và cần có hành lang pháp lý phù hợp để họ yên tâm, chủ động, sáng tạo trong việc đề xuất các cơ chế quản lý có tính chất đổi mới, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các ý tưởng đổi mới, sáng tạo của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được phát triển, hiện thực hóa, mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả cho xã hội.

Phát biểu tại phiên họp, thống nhất với báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đánh giá, chỉ còn một số vấn đề mang tính kỹ thuật cần hoàn thiện. Đối với quy định được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn TP, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long bày tỏ thống nhất với việc sau khi chỉnh lý, quy định này được chuyển từ biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính sang biện pháp quản lý hành chính.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, vấn đề trên cực kỳ bức xúc trong thực tiễn. Đối với các công trình đang thi công có vi phạm như quá tầng, không được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện, nước, không cho thi công. Từ đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị quy định trong Luật trên tinh thần giao cho TP Hà Nội quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và người có thẩm quyền mới được ra quyết định.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi). Còn một số vấn đề kỹ thuật, cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra hoàn thiện, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, UBND TP Hà Nội để hoàn chỉnh báo cáo, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại đợt 2 của kỳ họp.

Không gian ngầm của đô thị là nguồn tài nguyên phát triển Thủ đô
Tạo ra đột phá để phát triển giao thông công cộng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý về 5 nội dung trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Toàn văn Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Toàn văn Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nga. Chuyên trang Pháp luật và Xã hội xin được giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung...
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, chiều ngày 20/6, sau Lễ đón cấp Nhà nước, tại Phủ Chủ tịch đã diễn ra Hội đàm giữa Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin.
Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Nga Putin

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Nga Putin

Trưa 20/6, tại Phủ Chủ tịch diễn ra lễ đón chính thức Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo nghi thức trang trọng nhất.
Đề xuất chỉ được khai thác dự án đối ứng khi hoàn thành hợp đồng BT

Đề xuất chỉ được khai thác dự án đối ứng khi hoàn thành hợp đồng BT

Đại biểu Nguyễn Phi Thường – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội góp ý về khoản 5 Điều 40, đề xuất trong mọi trường hợp dự án đối ứng chỉ được khai thác, sử dụng bao gồm cả kinh doanh khai thác khi dự án đầu tư theo hợp đồng BT đã hoàn thành và bàn giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, và các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam...
Từ ngày 1/7/2024: tăng lương cơ sở cao nhất từ trước tới nay

Từ ngày 1/7/2024: tăng lương cơ sở cao nhất từ trước tới nay

Chiều 20/6, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo định kỳ cung cấp một số thông tin báo chí. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì cuộc họp.
Bộ Công an cảnh báo về loại ma túy cực độc Fentanyl

Bộ Công an cảnh báo về loại ma túy cực độc Fentanyl

Ngày 18/6, Trung tướng Nguyễn Văn Viện - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) - Bộ Công an thông tin về một loại ma túy cực độc đang bị lạm dụng phổ biến tại Mỹ và một số nước, có tên gọi Fentanyl.
Vĩnh Yên: giá trị sản xuất thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng cao

Vĩnh Yên: giá trị sản xuất thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng cao

Trong 6 tháng đầu năm 2024 kết quả hoạt động thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng của thành phố Vĩnh Yên đều tăng cao so với cùng thời điểm năm trước.
Hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi liên quan đến thủy sản

Hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi liên quan đến thủy sản

Đại diện Tòa án Nhân dân tối cao (TAND TC) cho biết, thời gian qua, lợi dụng việc thiếu hiểu biết pháp luật, hoàn cảnh khó khăn của ngư dân, một số đối tượng đã tổ chức, môi giới đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động