Tạo ra đột phá để phát triển giao thông công cộng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ phát biểu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV chiều 28/5. (Ảnh: Quốc hội) |
Phát huy nguồn lực xã hội cho phát triển giao thông công cộng
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ cho biết, sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với các chính sách và quy định trong dự thảo. Để cho dự thảo tiếp tục được hoàn thiện, đại biểu Đào Chí Nghĩa đóng góp một số nội dung về Điều 31 phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD).
Theo đó, nội dung Điều 31 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là vấn đề mới và sẽ tạo ra đột phá để phát huy nguồn lực xã hội cho phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị.
Để có được nguồn vốn đầu tư cho đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật sẽ kết nối với hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng, cần thu thêm một số khoản, như tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm đối với các dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch khác của khu vực TOD, tăng tiền thu về việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD và phí cải thiện hạ tầng.
Những nội dung này đã được các quốc gia khác trên thế giới áp dụng. Hiện nay tại Điều 3 và Điều 79 Luật Đất đai năm 2024 đã quy định về vùng phụ cận và dự án vùng phụ cận. Đây cũng chính là khu vực TOD được quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này.
Do Luật Đất đai năm 2024 không quy định rõ cơ chế tài chính, lợi ích của Nhà nước khi xác lập và thu hồi đất trong vùng phụ cận, nên dự thảo Luật Thủ đô lần này sẽ quy định rõ hơn lợi ích của nhà nước khi đầu tư các dự án giao thông, đem lại lợi ích kinh tế cho DN và người dân trong vùng phụ cận và những nội dung này cũng không mâu thuẫn với các quy định của các pháp luật hiện hành.
"Tôi đề nghị quy định rõ hơn trong dự thảo đối với khoản thu này để tránh chồng thuế, phí đối với các khoản phải thu mà người dân, DN trong khu vực TOD có nghĩa vụ phải đóng, áp dụng cho người dân, DN theo các quy định pháp luật khác. Do đó, tôi đề nghị cần quy định rõ các khoản thu bổ sung không trùng lặp và thu 2 lần", đại biểu Đào Chí Nghĩa nhấn mạnh.
Người dân đi tàu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. (Ảnh: Hồng Thái) |
Hài hòa lợi ích giữa các bên
Đại biểu ví dụ, DN đã nộp tiền đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của các dự án xây dựng công trình dân dụng thì người mua, thuê nhà của dự án đó sẽ không phải trả các khoản tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất ở khu vực TOD hay phí cải thiện hạ tầng. Ngoài ra, HĐND TP Hà Nội sẽ quy định chi tiết các đối tượng phải nộp các khoản phí, các khoản thu trên.
Cùng góp ý về mô hình TOD, TS Đinh Thị Thanh Bình, giảng viên Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, mô hình TOD hoàn toàn phù hợp với Việt Nam, bởi lẽ nếu nói hạn chế phát triển nhà cao tầng là không phù hợp, chúng ta có thể tham khảo mô hình TOD trên thế giới để áp dụng phát triển. Tức là những ga, điểm đón của đường sắt đô thị đã có thì phát triển cao tầng xung quanh đó, bán kính gần.
TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho biết, triển khai dự án giao thông đô thị tại Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn ví dụ như chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay từ nước ngoài và chúng ta không chủ động được về mặt công nghệ. Và nếu như chúng ta áp dụng được mô hình TOD, chúng ta có cơ chế hài hòa được lợi ích của các bên liên quan và từ đó giúp chúng ta có tâm thế chủ động hơn.
Việc phát huy nguồn lực song song với cơ chế có thể hài hoà ở mức độ cao hơn lợi ích của các bên, kỳ vọng rằng cơ chế về TOD như quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh hoàn thiện mạng lưới tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô, góp phần hiện thực hoá tầm nhìn xây dựng Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp như đã đề ra trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Xem xét bổ sung về đình chỉ, rút khỏi cơ chế thử nghiệm có kiểm soát Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cho biết, dự thảo luật hiện chủ yếu tập trung quy ... |
Không gian ngầm của đô thị là nguồn tài nguyên phát triển Thủ đô Đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ cho biết, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại