Thứ sáu 29/03/2024 08:17

Thủ phạm phá sóng 3G...

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phạm vi bị ảnh hưởng lớn nhất của việc can nhiễu này là từ Quảng Trị trở vào. Trong đó một số điểm đã phát hiện nhiều vụ can nhiễu như Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Cần Thơ, Kiên Giang...

Hàng loạt khách hàng sử dụng điện thoại 3G thường xuyên bị rớt mạng, truy cập các dịch vụ khác đã đăng ký vẫn không sử dụng được. Suốt thời gian dài, các nhà mạng bó tay không hiểu vì sao.

Theo Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 3 (Trung tâm 3), thuộc Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT-TT), từ tháng 5.2010, đơn vị này đã nhận nhiều phản ảnh về tình trạng sóng vô tuyến điện bị "thiết bị lạ" gây can nhiễu nghiêm trọng cho mạng dịch vụ di động 3G.

Qua kiểm tra thực tế, những điện thoại bị can nhiễu xảy ra hiện tượng “rớt” mạng, thực hiện cuộc gọi hoặc nhận cuộc gọi không được, truy cập các dịch vụ 3G không ổn định. Cũng theo Trung tâm 3, Cục Tần số vô tuyến điện đã cấp 4 giấy phép 3G cho các mạng di động có dải tần lên (up link) từ 1900 - 1980 Mhz, có nhà mạng được cung cấp dải tần up link từ 1920 - 1935 Mhz và sóng 3G bị phá cũng tập trung vào khách hàng của 4 nhà mạng nói trên.

Kiểm tra xác định vị trí sử dụng điện thoại cố định chuẩn
DECT 6.0 để xử lý - Ảnh: C.T.V

Phạm vi bị ảnh hưởng lớn nhất của việc can nhiễu này là từ Quảng Trị trở vào. Trong đó một số điểm đã phát hiện nhiều vụ can nhiễu như Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Cần Thơ, Kiên Giang...

Và thật bất ngờ, thủ phạm chính là loại điện thoại cố định không dây mà người sử dụng quen gọi là điện thoại “mẹ bồng con” bán tràn lan trên thị trường có chuẩn công nghệ DECT 6.0, hoạt động ở tần số 1920 - 1930 Mhz. Điện thoại này có tính năng nhảy tần trong dải tần số và rơi đúng vào băng tần up link 1920 - 1935 Mhz của nhà cung cấp dịch vụ 3G gây can nhiễu cho mạng di động lẫn máy tính xách tay có sử dụng dịch vụ 3G này.

Theo một vị lãnh đạo của Trung tâm 3, tại miền Trung và Tây Nguyên xuất hiện tình trạng sử dụng điện thoại cố định có chuẩn công nghệ DECT 6.0 khá nhiều, trên 300 trường hợp; tại Đà Nẵng, 132 trường hợp; Thừa Thiên - Huế là 73 trường hợp; Bình Định trên 50 trường hợp...

Nguồn gốc của loại điện thoại này chủ yếu nhập khẩu qua đường xách tay từ Mỹ và Canada. Trung tâm 3 khẳng định việc sử dụng điện thoại không dây chuẩn công nghệ DECT 6.0 với băng tần hoạt động từ 1920 - 1930 Mhz không đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về tần số vô tuyến điện, gây can nhiễu, có hại đến các mạng di động 3G. Đặc biệt, thiết bị điện thoại cố định không dây chuẩn công nghệ DECT 6.0 chưa qua chứng nhận hợp quy của cơ quan chức năng.

BT. Theo: TNO

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động