Thứ ba 21/05/2024 09:24
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

“Thành phố trong thành phố” thúc đẩy sự ra đời và phát triển đô thị vệ tinh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Luật Hà Nội nhấn mạnh: “Hà Nội cần được phân quyền hơn nữa, thành lập “thành phố trong thành phố”, thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các đô thị vệ tinh…”.
TS Chu Mạnh Hùng phát biểu tại Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh Khánh Huy
TS Chu Mạnh Hùng phát biểu tại Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh Khánh Huy

Phân quyền cho Hà Nội để phát huy thế mạnh

Theo TS Chu Mạnh Hùng, Thủ đô Hà Nội trong những năm qua đã phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Việc hoàn thiện thể chế trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng để phát triển Thủ đô Hà Nội là yêu cầu bức thiết hiện nay. Đồng thời với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu hình thành các đô thị vệ tinh cũng mang tính tất yếu khách quan để phát triển Thủ đô trong tương lai.

Với Thủ đô Hà Nội, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết số 15-NQ-TW là: “Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”; Là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Đây là những định hướng có tính chất chiến lược: “Tập trung hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô”.

Trên cơ sở định hướng của Đảng, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã xác định 09 nhóm chính sách cần sửa đổi để hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô được hình thành và hoàn thiện cùng với quá trình tổng kết thực hiện Luật Thủ đô, đánh giá tác động, xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)…

TS Chu Mạnh Hùng nhấn mạnh, nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng nhưng vận dụng trong thực tiễn lại là sự linh hoạt để phát huy đúng và đủ vai trò, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phản ánh được những đặc thù, vượt trội của Hà Nội với tính chất là Thủ đô và yêu cầu của quản trị đô thị trong bối cảnh mới; nhất là những đặc thù về tổ chức bộ máy, thu hút nguồn nhân lực; chế độ chính sách, tài chính, ngân sách… Phân quyền mạnh cho địa phương cũng như Hà Nội để khơi dậy tiềm năng, phát huy thế mạnh nhằm thực hiện khát vọng phát triển Thủ đô và đất nước.

Thành lập “thành phố thuộc thành phố”

Thời gian qua, các đô thị lớn ở Hà Nội đối mặt với những thách thức về môi trường, bất bình đẳng xã hội, gia tăng dân số. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa đã đạt tới điểm bão hòa về không gian có thể phát triển sẵn có. TS Chu Mạnh Hùng cho rằng, vấn đề kiểm soát đô thị hóa và giải tỏa áp lực cho các đô thị trung tâm là nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội cấp bách.

Hà Nội cần được phân quyền hơn nữa, thành lập “thành phố thuộc thành phố”, Thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các đô thị vệ tinh (bên cạnh các đô thị trung tâm) và là nơi tập trung những yếu tố mới về kinh tế - xã hội và khoa học, công nghệ….

Lý giải về vấn đề này, TS Chu Mạnh Hùng cho biết, “thành phố thuộc thành phố” sẽ có vị trí pháp lý của đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; là điểm nhấn rất đặc biệt gắn với vị thế đặc biệt của Hà Nội. Bởi lẽ đó, tính vượt trội, đặc thù cho Hà Nội trong đó có các đô thị vệ tinh, nhất là TP thuộc Thủ đô cần phải được tính đến ngay trong quy hoạch, quản lý và phát triển.

Ngoài ra, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông TOD (Transit Oriented Development) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để xuất cũng là điểm đột phá. Xong, cũng cần có sự phân biệt về khoảng cách với đô thị trung tâm Hà Nội và các đô thị khác như lý thuyết khuếch tán được áp dụng ở các TP lớn trên thế giới nhằm giải tỏa áp lực dân cư, phát triển kinh tế, dịch vụ và các hoạt động khác; xử lý tốt mối quan hệ “trục dọc, trục ngang” để các TP thuộc TP Hà Nội không rơi vào tình trạng đô thị vệ tinh là sự mở rộng của đô thị trung tâm như trường hợp TP Thủ Đức thuộc TP HCM.

Phát triển Thủ đô Hà Nội thành trung tâm tri thức và công nghệ hàng đầu, có vị trí trong khu vực
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy hoạch xây dựng góp phần chỉnh trang, tái thiết đô thị
Cần những chính sách đặc thù, “vượt trước” về văn hóa!
Bạch Dương (ghi)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hôm nay, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Hôm nay, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Sáng 19/5, tại buổi họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, hôm nay (20/5) Quốc hội khóa XV sẽ bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.
Để Đảng mãi là ngọn cờ lãnh đạo dẫn dắt dân tộc

Để Đảng mãi là ngọn cờ lãnh đạo dẫn dắt dân tộc

Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng - những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Từ ngày 14-16/5, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đi thăm, làm việc tại thủ đô Bangkok và tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan.
Hà Nội hỗ trợ 100% phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Hà Nội hỗ trợ 100% phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Vừa qua, Nghị quyết “Quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (LLTP) qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã được HĐND TP Hà Nội biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề). Theo đó, Hà Nội hỗ trợ 100% phí cấp Phiếu LLTP qua ứng dụng VNeID.
Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

475/475 đại biểu có mặt (100%) đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.
Giá các mặt hàng thiết yếu vẫn cao trong khi tiền lương chưa tăng

Giá các mặt hàng thiết yếu vẫn cao trong khi tiền lương chưa tăng

Theo đó, cử tri lo ngại về tình hình giá điện, vé máy bay tiếp tục tăng; tiêu thụ nông, lâm, thủy sản còn khó khăn, kinh tế du lịch phục hồi chưa vững chắc, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn chậm; giá các mặt hàng thiết yếu vẫn cao trong khi tiền lương chưa tăng…
Xây dựng nếp sống lành mạnh và an toàn

Xây dựng nếp sống lành mạnh và an toàn

Tại tọa đàm trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV. Liên quan đến vấn đề có nồng độ cồn khi tham gia giao thông vẫn được nhiều người quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều.
Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho biết, Hà Nội có đầy đủ các lợi thế, nhưng chúng ta đang bị các rào cản pháp lý khiến chưa "bung tỏa", phát triển được. Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng khi Luật được ban hành sẽ có những cơ hội mới, điều kiện mới để phát triển bền vững Thủ đô trong thời gian sắp tới.
Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Điều 111 của dự thảo Luật Việc làm quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), làm việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp nghỉ mà không cần báo trước theo quy định Bộ luật Lao động. Chiếu theo quy định này, chỉ người nghỉ việc vì bị quấy rối tình dục, ngược đãi, đánh đập, tổn hại danh dự... đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả trợ cấp.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động