Thứ tư 08/05/2024 17:44

"Sống chung" cùng Covid-19: Khí phách kiên cường của doanh nghiệp Việt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hơn 1.000 người lao động Tân Hiệp Phát ở các nhà máy tại 4 tỉnh, thành phố đã vượt qua 80 ngày “sống chung cùng đại dịch”, vẫn sản xuất, vẫn cung ứng nhiều triệu sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khỏe ra thị trường. Trong thách thức đại dịch, bản lĩnh càng được khắc họa một cách rõ nét. Điều gì tạo nên sức mạnh giúp Tân Hiệp Phát đi xuyên qua khó khăn? Câu trả lời được hé mở tại cuộc hội thảo về văn hóa doanh nghiệp do Link Power vừa tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp nhìn từ Tân Hiệp Phát

Trần Ngọc Bích, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát
Bà Trần Ngọc Bích, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Ngày 26-9-2021, Chính phủ lần thứ hai tổ chức hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm tìm giải pháp gỡ khó để kết nối lại các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị, gỡ khó cho doanh nghiệp mỗi tháng một lần khi nhận thấy, rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước không thể duy trì được sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch lan rộng. Với khối doanh nghiệp nước ngoài, ngày 20-9-2921, 4 hiệp hội lớn gồm AmCham Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, EuroCham và KoCham có bản đồng kiến nghị gửi đến Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp cấp thiết gỡ khó cho họ, bởi nếu không, họ khó chịu thêm sức ép và “Việt Nam sẽ khó tránh khỏi việc một số thành viên sẽ chuyển sản xuất sang quốc gia khác”, Bản đề xuất viết.

Ở các doanh nghiệp lớn, việc trụ lại trong đại dịch là thách thức, nhưng ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, bức tranh được Tổng cục Thống kê ghi nhận cho thấy khó hơn rất nhiều. Kể từ đầu năm 2021 đến nay, mỗi tháng có trên 10.000 doanh nghiệp Việt Nam dừng hoạt động, chờ giải thể, phá sản. Theo dự báo, con số doanh nghiệp ngừng lại trong năm 2021 tại Việt Nam, nếu đại dịch không được khống chế sớm, có thể lên đến 150.000 doanh nghiệp.

Cùng trong môi trường kinh doanh chịu đại nạn là Covid-19, vì sao có doanh nghiệp duy trì được hoạt động, có doanh nghiệp không thể trụ vững? Từ câu chuyện của Tân Hiệp Phát, câu trả lời được nhìn thấy ở sức mạnh mềm, chính là văn hóa công ty.

Bà Trần Ngọc Bích, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, Tân Hiệp Phát được thành lập vào năm 1994 và sau rất nhiều thăng trầm trên thương trường đã định hình rõ nét mục tiêu phát triển. 16 năm về trước, người sáng lập và đứng đầu Tập đoàn - TS. Trần Quí Thanh đã viết ra 7 giá trị cốt lõi, thể hiện niềm tin, ý chí, khát vọng gây dựng Tập đoàn. Từ đó, Ban lãnh đạo không ngừng tìm cách để đưa những giá trị cốt lõi thành văn hóa Tân Hiệp Phát. “Chúng tôi xác định đó là một loại giá trị và đầu tư không hạn chế để xây dựng văn hóa Tập đoàn”, Trần Ngọc Bích chia sẻ.

Trong bối cảnh bình thường, văn hóa doanh nghiệp là một thành tố thực hiện các mục tiêu phát triển. Trong bối cảnh đại dịch, văn hóa doanh nghiệp được cảm nhận và đo đếm một cách rõ nét nhất”. Doanh nhân Trần Ngọc Bích nói và cho biết, 7 giá trị cốt lõi, trong đó có giá trị “KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ” đã gắn kết và tạo nên sự quyết tâm của hàng nghìn nhân sự Tập đoàn, thúc đẩy khát vọng duy trì sản xuất trong bối cảnh Bình Dương và một số tỉnh, thành phố lân cận cũng phải thực hiện giải pháp phong tỏa.

Người Tân Hiệp Phát làm việc không chỉ vì mình, mà còn vì gia đình và xã hội
Người Tân Hiệp Phát làm việc không chỉ vì mình, mà còn vì gia đình và xã hội

“Chúng tôi không phải không bối rối khi TP. HCM, Bình Dương và một số tỉnh lân cận bị phong tỏa. Toàn bộ lãnh đạo Tập đoàn đã họp và quyết định hỏi ý kiến người lao động xem họ mong muốn duy trì sản xuất hay tạm dừng. Điều bất ngờ là trên 1.000 nhân sự thể hiện chung 1 ý chí, quyết tâm thực hiện 3T duy trì sản xuất, bởi tất cả đều ý thức được rằng, người Tân Hiệp Phát làm việc không chỉ vì mình, mà còn vì gia đình và xã hội”, bà Trần Ngọc Bích cho biết. Từ quyết tâm của chính trên 1.000 người lao động, Ban lãnh đạo bắt tay tìm kiếm các giải pháp để tổ chức 3T, cải tiến thường ngày, liên tục để bộ máy hoạt động ổn định và duy trì được dòng sản phẩm, chuỗi cung ứng trong giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch tại Việt Nam.

Hai trong bảy giá trị cốt lõi là “Không gì là không thể” và “Hôm nay phải tốt hơn hôm qua, nhưng không bằng ngày mai” đã như một dòng năng lượng mạnh, kết nối và lan tỏa không ngưng nghỉ trong đội ngũ Tân Hiệp Phát kể từ khi người sáng lập Tập đoàn khắc nên những giá trị này trong nguyện vọng xây dựng Tập đoàn có thương hiệu quốc gia lớn mạnh tầm cỡ quốc tế, để đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội và là niềm tự hào của người Việt Nam.

Để văn hóa không chỉ trên giấy hay chỉ là khẩu hiệu

Một sự kiện vinh danh nhân sự Tân Hiệp Phát
Một sự kiện vinh danh nhân sự Tân Hiệp Phát

Ở góc nhìn của người trải nghiệm công việc tại nhiều doanh nghiệp, chuyên gia Thoa Phạm cho rằng, Tân Hiệp Phát làm được điều khác biệt, đó là tạo nên văn hóa doanh nghiệp có giá trị đích thực, khẳng định rõ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tạo nên khủng hoảng toàn cầu. “Đây là điều các doanh nghiệp cần học hỏi nếu muốn xây lại từ gốc văn hóa doanh nghiệp cho khát vọng phát triển lâu bền, chứ không phải chỉ là lo việc tổ chức teambuilding để tạo nên, để gắn kết văn hóa”, bà Thoa Phạm phát biểu.

Vậy từ 7 giá trị cốt lõi người sáng lập xây nên, Tân Hiệp Phát đã làm cách nào để tạo nên văn hóa Tập đoàn? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân tham dự cuộc Tọa đàm ngày 25-9-2021. Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát cho biết, xây văn hóa phải bằng những giải pháp cụ thể, phải được thực hiện thường xuyên, phải đo đếm được theo những tiêu chí rõ ràng, mới tạo nên giá trị của văn hóa công ty.

Để giá trị cốt lõi không chỉ là lời nói, Tân Hiệp Phát đã cụ thể hóa thành các hành vi giúp nhân sự Tập đoàn soi chiếu và tự sửa mình. Chẳng hạn, với giá trị “Thỏa mãn khách hàng”, người Tân Hiệp Phát phải chủ động lắng nghe, phản hồi và giải quyết kịp thời các nhu cầu của khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, các bên liên quan để đạt mục đích và mong đợi của các bên. Người Tân Hiệp Phát phải cung cấp các giải pháp đột phá và cạnh tranh, thỏa mãn tiêu chí đôi bên cùng có lợi; tôn trọng và hết mình vì khách hàng.

Theo doanh nhân Trần Ngọc Bích, truyền thông và hiểu các giá trị văn hóa mới chỉ là bước khởi đầu. Lựa chọn giá trị đó mà hy sinh lợi nhuận, đó là những cột mốc thể hiện ở tầm tổ chức.
Theo doanh nhân Trần Ngọc Bích, truyền thông và hiểu các giá trị văn hóa mới chỉ là bước khởi đầu. Lựa chọn giá trị đó mà hy sinh lợi nhuận, đó là những cột mốc thể hiện ở tầm tổ chức.

Với giá trị “Không gì là không thể”, người Tân Hiệp Phát phải tư duy tích cực và tin rằng “Mình làm được”. Luôn luôn hướng đến kết quả, không bỏ cuộc cho đến khi đạt được kết quả. Cùng với đó, dám tư duy khác biệt, sẵn sàng chinh phục các mục tiêu thách thức và tạo cơ hội, có trách nhiệm với các thành viên để họ cùng phát huy tối đa các khả năng của mình… Từng giá trị cốt lõi được định hình bằng các hành vi cụ thể như vậy giúp người lao động thấu hiểu, chuyển thành thái độ, hành vi trong mọi ứng xử công việc và từ đó tạo nên sự hòa hợp với văn hóa, mục tiêu của tổ chức. Để tạo thành văn hóa cho một tổ chức lớn, như bà Trần Ngọc Bích chia sẻ, xây và thực hành cơ chế giám sát, đánh giá, động viên là điều không thể thiếu. “Người lãnh đạo trước hết cần là tấm gương thực hành văn hóa doanh nghiệp và là người luôn luôn lắng nghe, hiểu được sự nỗ lực cũng như khó khăn của nhân sự, để sự cố gắng của họ được ghi nhận và sự đuối sức của họ được giúp đỡ”, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ.

Theo bà Trần Ngọc Bích, truyền thông và hiểu các giá trị văn hóa mới chỉ là bước khởi đầu. Ở góc độ tổ chức, văn hóa doanh nghiệp chỉ được thể hiện khi gặp sự cố thách thức đúng giá trị mà tổ chức đặt ra. Lựa chọn giá trị đó mà hy sinh lợi nhuận, đó là những cột mốc thể hiện ở tầm tổ chức. Cùng với đó, phải thực hành văn hóa doanh nghiệp và nhiều lần chứng minh mới có thể định hình giá trị của tài sản vô hình này.

Đi qua 80 ngày thực hiện 3T, tổ chức dòng công việc cho trên 1.000 người lao động trong bối cảnh đại dịch là một thành công đặc biệt của Tân Hiệp Phát. Tuy nhiên, trong góc nhìn của doanh nhân Trần Ngọc Bích, đại dịch có thể không kết thúc trong 3 hay 6 tháng nữa và có thể phát sinh rất nhiều hệ lụy mới. Khi thử thách có thể còn nhiều hơn phía trước thì người lãnh đạo doanh nghiệp phải ứng phó cách nào? bà Trần Ngọc Bích cho rằng, trước hết người lãnh đạo phải ý thức rõ, vai trò của mình là tìm ra con đường, phải đi trước và tạo giá trị mới có thể dẫn dắt tổ chức. Trong công tác quản trị nhân sự, mọi thông điệp của lãnh đạo phải giúp nhân sự hiểu được và khơi gợi được trong họ niềm tin, sự nỗ lực, sự gắn kết và đồng hành trên con đường kinh doanh.

“Trong kinh doanh, doanh nghiệp không cung cấp sản phẩm này thì cung cấp sản phẩm khác, không làm theo cách này thì làm theo cách khác, nhưng việc người đứng đầu cần định hình và đầu tư xây dựng giá trị văn hóa là không thể thiếu để kết nối các cá nhân thành một nguồn lực sức mạnh, cùng làm việc và chinh phục các mục tiêu”, bà Trần Ngọc Bích chia sẻ./.

“Việt Nam và bạn là động lực để chúng tôi sẵn sàng vượt qua”
TS. Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát
TS. Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Từ trong biến động lớn lao nhất của lịch sử, Việt Nam luôn chứng tỏ một khí phách không chùn bước, sẵn sàng tiến lên, sẵn sàng vượt qua, sẵn sàng chinh phục. Nếu khí phách Việt Nam của ngày hôm qua là giữ nước thì khí phách của ngày hôm nay là xây dựng và phát triển. Một khí phách được nuôi dưỡng bởi một trái tim yêu thương, trăn trở, một tinh thần học hỏi không ngừng, đam mê cháy bỏng vì tương lai của chính bạn, của chính Việt Nam.

Việt Nam và bạn là lý do để chúng tôi sẵn sàng thử sức. Việt Nam và bạn là động lực để chúng tôi vượt qua. Việt Nam và bạn là cảm hứng để chúng tôi luôn sáng tạo. Chúng tôi hiểu rằng cần một khí phách, một trái tim yêu thương để giữ vững vị trí dẫn đầu.

Tường Vi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đề xuất mở rộng cho mọi khách hàng có nhu cầu được mua điện tái tạo không qua EVN

Đề xuất mở rộng cho mọi khách hàng có nhu cầu được mua điện tái tạo không qua EVN

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Đề xuất hướng dẫn việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng

Đề xuất hướng dẫn việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.
Đề xuất quy định về phân loại nợ của tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định về phân loại nợ của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thị trường chứng khoán 8/5: nỗ lực hồi phục bất thành, VN-Index chỉ xanh nhẹ

Thị trường chứng khoán 8/5: nỗ lực hồi phục bất thành, VN-Index chỉ xanh nhẹ

Mặc dù có sự hồi phục và lấy lại được sắc xanh, nhưng mọi nỗ lực đã bất thành khi cuối phiên giao dịch hôm nay, chỉ số của VN-Index chỉ xanh nhẹ. Kết phiên giao dịch hôm nay, VN-Index dừng ở mức 1.250,46 điểm, tăng 1,83 điểm so với phiên trước. HNX-Index tăng 1,56 điểm, giao dịch quanh mức 234 điểm.
Cập nhật bảng giá ô tô Mini mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá ô tô Mini mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe MINI 2024 tại Việt Nam kèm giá xe ô tô Cooper 3 cửa, 5 cửa, Countryman S, Cooper S Clubman... tháng 5/2024.
Đấu thầu vàng ngày 8/5: 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng SJC

Đấu thầu vàng ngày 8/5: 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng SJC

Phiên đấu thầu vàng miếng SJC diễn ra sáng nay (8/5), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán thành công 34 lô tương đương 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng.
Bất động sản Việt Nam: kỳ vọng gì từ dòng kiều hối?

Bất động sản Việt Nam: kỳ vọng gì từ dòng kiều hối?

Luật Đất đai năm 2024, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.
Cư dân Vinhomes Royal Island “bỏ túi” nhiều đặc quyền tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia

Cư dân Vinhomes Royal Island “bỏ túi” nhiều đặc quyền tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia

Dự kiến khai trương vào giữa tháng 5, Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng) sẽ mang tới những hoạt động đặc sắc xứng tầm một tiện ích đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt, CLB Elite và CLB Kids với đặc quyền học cưỡi ngựa dành riêng cho cư dân sẽ ngay lập tức được kích hoạt, mang tới trải nghiệm sống hoàn hảo tại Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Lời giải cho căn hộ condotel

Lời giải cho căn hộ condotel

Thị trường condotel tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực Phú Quốc mới trải qua một giai đoạn tăng trưởng nóng. Trước tác động của những yếu tố bao gồm chất lượng phát triển dự án, mô hình trùng lặp, thiếu định hướng bền vững đã dẫn đến tình trạng hoạt động không thật sự hiệu quả của phân khúc này trong thời gian qua.
Thị trường chứng khoán 7/5: sắc xanh lan tỏa hầu hết các ngành nhưng vẫn có sự giằng co

Thị trường chứng khoán 7/5: sắc xanh lan tỏa hầu hết các ngành nhưng vẫn có sự giằng co

Sau nhiều diễn biến giằng co, thị trường dù vẫn giữ được sắc xanh nhưng rủi ro tăng đáng kể. Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index tăng 2,9 điểm, đạt 1.244,48 điểm; UPCoM tăng 0,32 điểm lên 90,97 điểm, riêng HNX đỏ nhẹ 0,31 điểm, còn 231,98 điểm. Thanh khoản có sự gia tăng nhẹ so với phiên trước và trung bình 5 phiên gần nhất.
Thị trường chứng khoán 6/5: nghiêng về phía tăng

Thị trường chứng khoán 6/5: nghiêng về phía tăng

Thị trường tăng điểm với sự đóng góp tích cực đến từ nhóm VN30. Tạm dừng phiên giao dịch sáng nay, VN-Index tăng 14,45 điểm, giao dịch quanh mức 1.235 điểm. HNX-Index tăng 3,22 điểm, giao dịch quanh mức 231 điểm.
Thị trường chứng khoán 3/5: có lúc giằng co rồi tiếp tục bứt tốc

Thị trường chứng khoán 3/5: có lúc giằng co rồi tiếp tục bứt tốc

Diễn biến thị trường chung tiếp tục có sự phân hóa khi lực mua và bán trên thị trường khá cân bằng tuy vậy, đà tăng vẫn đang được duy trì. Tạm dừng phiên giao dịch sáng nay (3/5), VN-Index tăng 7,08 điểm, giao dịch quanh mức 1.223 điểm. HNX-Index tăng 1,45 điểm, giao dịch quanh mức 228 điểm.
Cách khắc phục tạm thời lỗi iPhone "ngủ quên" gây khó chịu cho người dùng

Cách khắc phục tạm thời lỗi iPhone "ngủ quên" gây khó chịu cho người dùng

Hàng triệu người dùng iPhone gần đây đã gặp sự cố báo thức không hoạt động, hay còn gọi là lỗi "ngủ quên" làm ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống hàng ngày.
Apple sắp ra mắt một loạt các thiết bị màn hình gập?

Apple sắp ra mắt một loạt các thiết bị màn hình gập?

Hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ - Apple đang được cho là sẽ ra mắt các sản phẩm màn hình gập trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng cũng như xu hướng công nghệ hiện nay.
Smartphone đầu tiên sử dụng chip Snapdragon 8 Gen 4 chuẩn bị ra mắt

Smartphone đầu tiên sử dụng chip Snapdragon 8 Gen 4 chuẩn bị ra mắt

Theo một thông tin rò rỉ mới đây nhất, điện thoại thông minh (smartphone) đầu tiên được trang bị chip Snapdragon 8 Gen 4 mạnh mẽ của Qualcomm sẽ ra mắt vào tháng 10 tới đây.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động