Đảm bảo nguồn tiền cải cách tiền lương
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông chức tại bộ phận Một cửa xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội Ảnh: Công Phương |
Tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương
Kinh phí cải cách tiền lương từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN). Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối NSNN. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Bộ Nội vụ cho biết, để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII ngày 21/5/2018, trong suốt thời gian vừa qua, Bộ Nội vụ đã tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số các cơ quan liên quan tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.
Thứ nhất là bảng lương chức vụ đối với các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương cho đến cấp xã. Thứ hai là xây dựng hệ thống bảng lương chuyên môn, tức là những cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý. Đồng thời xây dựng 3 bảng lương trong lực lượng vũ trang, trong đó có cả những người làm công tác cơ yếu. Đó là bảng lương áp dụng đối với sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan Công an Nhân dân. Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an. Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Đồng thời, trong thời gian vừa qua, Bộ Nội vụ đã cùng với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến về các nội dung cơ bản của các cải cách chính sách tiền lương. Các vấn đề mà cần phải xin ý kiến gồm: thống nhất 5 thang bảng lương và 9 nhóm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý cùng các chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang; việc thực hiện bảo lưu tiền lương cũng như thu nhập đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; việc thực hiện chế độ trợ cấp đối với các cán bộ, công chức có mức lương cơ bản thấp hơn mức lương thấp nhất của vùng một áp dụng đối với khu vực DN.
Lương tối thiểu công chức trên 5 triệu đồng
Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, để bảo đảm đối tượng cán bộ, công chức này có đời sống đáp ứng được ở một mức tiền lương cố định nào đó, hiện nay Bộ đang xin một mức lương khoảng trên 5 triệu đồng. Tức là lương tối thiểu vùng áp dụng với các đối tượng này. Khi cải cách tiền lương thì đảm bảo những người có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này còn phải xin ý kiến của Bộ Chính trị. Vấn đề thứ tư cần xin ý kiến là việc thực hiện mức khoán bằng số tiền cụ thể đối với cán bộ công chức, đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã để áp dụng mức khoán đối với cán bộ chuyên trách chính quyền cơ sở.
Bộ Nội vụ cho biết, sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến thì Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ liên quan, đặc biệt là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để xây dựng và trình quy tắc thẩm quyền 3 nhóm văn bản sau đây: trình Ban Bí thư ban hành Quyết định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức khối cơ quan của Đảng, đoàn thể Mặt trận Tổ quốc; thứ hai là trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về chế độ tiền lương mới áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, những người thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội; thứ ba là trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 24 ngày 12/2/2024 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức lực lượng vũ trang để thay thế Nghị định này. Và theo đó phải ban hành 12 thông tư để hướng dẫn rất cụ thể về các hệ thống thang bảng lương, cách chi trả, cách tính toán tiền lương áp dụng đối với tiền lương mới. Khối lượng công việc rất lớn và đồ sộ như vậy đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương và sự vào cuộc của các bộ, ngành liên quan.
Theo ông Vũ Đăng Minh, có nội dung rất quan trọng là chúng ta phải bảo đảm được nguồn để cải cách tiền lương. Bộ Nội vụ vẫn kiên trì và kiên quyết thực hiện theo phương châm tiếp tục sắp xếp, tổ chức các bộ máy, cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng sắp xếp tinh gọn để tiết kiệm được nguồn chi. Thứ hai là tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế để tăng nguồn thực hiện cải cách tiền lương.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đã trích lập được nguồn 560.000 tỷ đồng, đảm bảo đủ cải cách tiền lương đến năm 2026. Theo Bộ Tài chính, cân đối NSNN được xây dựng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Kế hoạch 5 năm 2021-2025 được Quốc hội thông qua. Cái gốc vẫn là đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, tăng được thu ngân sách thì sẽ có tích lũy để cải cách tiền lương.
Từ giữa năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được trả lương theo vị trí việc làm thay vì hệ số cào bằng hiện nay. Dự kiến từ năm 2025, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tiếp tục được tăng bình quân 7% mỗi năm, đến khi mức lương thấp nhất khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng 1 khu vực DN (lương tối thiểu vùng 1 hiện là 4,68 triệu đồng). Đáng lưu ý, ngay từ thời điểm ngày 1/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. |
Bảo đảm tiến độ trình Quốc hội đúng thời hạn dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) | |
Cải cách tiền lương từ 1/7: lương tối thiểu của công chức không dưới 5 triệu đồng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại