Thứ ba 17/09/2024 05:45
Hà Nội trong tôi

Sắc đỏ Hà Nội chiều cuối năm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những ngày cuối năm, khi Hà Nội vẫn còn chìm trong giá lạnh của gió mùa Đông Bắc, thì phố phường lại bừng lên màu sắc của Tết Nguyên đán.
Sắc đỏ Hà Nội chiều cuối năm

Những lá cờ Tổ quốc tung bay trên một ngõ nhỏ của phố Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng). (Ảnh: Viết Thành)

Đó là màu xanh của cây cối, chồi non, lá dong, màu đỏ của đào bích, sắc hồng của đào phai, vàng tươi của quất, bưởi và sắc đỏ thắm rợp trời của màu cờ Tổ quốc báo hiệu một mùa xuân đang đến rất gần…

Trong những ngày cả nước hân hoan đón chào năm mới 2024, không khí Tết hiện diện trên từng ngõ phố, nếp nhà Hà Nội. Pano, biểu ngữ chào mừng đỏ rực khắp các con phố, việc treo cờ Tổ quốc từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Hà thành nói riêng và người Việt nói chung thì mỗi dịp Tết đến xuân về càng càng nhân lên ý nghĩa thiêng liêng, niềm tự hào dân tộc.

Cờ Tổ quốc là biểu tượng cho niềm tự hào của dân tộc, được Nhân dân khắp mọi miền Đất nước treo trang trọng vào những dịp lễ, Tết và những ngày trọng đại trong năm. Người người, nhà nhà treo cờ Tổ quốc để thể hiện tinh thần yêu nước, lòng biết ơn và vào dịp trước thềm Xuân mới thì đó còn là sự gửi gắm niềm hy vọng, niềm tin vào một năm mới ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.

Đối với người dân Hà Nội, từ trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch, cũng là những ngày cuối cùng của một năm cũ, người người nhà nhà, đều trang trọng treo trước cửa, trước ngõ những lá cờ đỏ thắm. Sắc đỏ màu cờ trong tiết trời đông, dưới làn sương sớm tung bay kiêu hãnh khiến trong tim mỗi người chúng ta đều dâng lên cảm xúc tự hào trào dâng.

Thời gian này cho tới Tết Nguyên đán, từ nhà ra ngõ, từ ngõ nhỏ rẽ tới phố lớn, khắp nơi nơi đều ngập tràn không khí Tết và đỏ thắm màu cờ. Vị trí chôn cọc, kích thước cán cờ, kiểu cách được làm tập trung, thống nhất. Lá cờ Tổ quốc được treo phía trước, thẳng hàng, liền mạch nối tiếp giữa các ngôi nhà, rực đỏ khắp dãy phố, trông rất đẹp mắt và trang trọng.

Chắc hẳn, trên những dãy phố cổ, chúng ta đã quen thuộc với tên phố Hàng Bông với những cửa hàng bán cờ san sát quanh năm nhuộm đỏ cả một con phố. Vào những ngày cuối năm, không khí làm việc của những hộ kinh doanh ở đây càng khẩn trương, sầm uất hơn cả. Sau những bộn bề thường nhật, chọn một nơi để hoài niệm, cảm nhận những giá trị truyền thống được lưu giữ thì phố Hàng Bông chính là một nơi như thế.

Khi cái se lạnh của mùa đông dần qua đi, nhường lại cho những tia nắng ấm áp của mùa xuân, những lá cờ Tổ quốc tung bay rực rỡ như khoác lên khắp các con đường, khu phố tấm áo mới đem đến cho mỗi chúng ta thêm động lực, một tâm thế, hân hoan để đón chào năm mới chứa chan niềm tin, hy vọng. Trong làn sương bao phủ sớm mai, những hình ảnh đón Tết ở Hà Nội hiện lên càng thật đẹp, cổ kính, lãng mạn... Chiều cuối năm, cùng ngắm những hình ảnh về một cái Tết đẹp của người dân Thủ đô.

Hà Nội vào đông.... Hà Nội vào đông....
Dấu gạch nối giữa hiện tại và quá khứ trong nghề xưa của Hà Nội Dấu gạch nối giữa hiện tại và quá khứ trong nghề xưa của Hà Nội
Hà Nội bên ta những tháng ngày! Hà Nội bên ta những tháng ngày!
Viết Thành
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Những lời chúc Tết Trung thu đơn giản và ý nghĩa

Những lời chúc Tết Trung thu đơn giản và ý nghĩa

Tết Trung thu, hay còn gọi là Tết Thiếu nhi hay Tết Đoàn viên, là dịp đặc biệt để mọi người cùng sum họp, quây quần bên nhau dưới ánh trăng rằm. Đây không chỉ là ngày hội dành cho trẻ em mà còn là dịp để người lớn gửi gắm những lời chúc tốt đẹp đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm những lời chúc Tết Trung thu đơn giản nhưng vẫn đầy ý nghĩa, hãy tham khảo những gợi ý sau đây!
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên trích 500 triệu tiền thưởng ủng hộ đồng bào vùng lũ

Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên trích 500 triệu tiền thưởng ủng hộ đồng bào vùng lũ

Tối 14/9, Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2024 (Miss Universe Vietnam). Cô là người đẹp đầu tiên giành vương miện của hai cuộc thi nhan sắc đình đám nhất Việt Nam.
Có gì đặc sắc trong chương trình nghệ thuật "Điểm tựa Việt Nam"?

Có gì đặc sắc trong chương trình nghệ thuật "Điểm tựa Việt Nam"?

Nhằm san sẻ với mất mát của đồng bào các tỉnh miền Bắc trong cơn bão số 3 vừa qua, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ thực hiện chương trình Truyền hình trực tiếp mang tên "Điểm tựa Việt Nam". Thông qua những câu chuyện đầy chân thực, xúc động, chương trình gửi đi thông điệp “tình người” sẽ giúp chúng ta vượt qua những thời khắc khó khăn nhất.
Trái tim nồng ấm của chàng trai Hà thành

Trái tim nồng ấm của chàng trai Hà thành

Tưởng là chàng trai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Không vì bệnh tật mà Tưởng bi quan, nhụt chí trong cuộc sống. Với cậu, đó là một thử thách mình cần vượt qua.
Người bạn phương xa

Người bạn phương xa

Ngày cậu về với miền quê đầy nắng và gió của tớ, tớ cảm thấy cậu là một người rất đặc biệt. Một cô bé có làn da trắng trẻo, khoác lên mình một chiếc váy rất đẹp
Nghệ nhân trẻ giữ lửa văn hóa làng cổ

Nghệ nhân trẻ giữ lửa văn hóa làng cổ

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát thực hiện mô hình đèn Trung thu từ hình tượng con trâu kết hợp với cổng làng Mông Phụ, lồng ghép câu chuyện văn hóa bản địa.
Văn khấn rằm tháng 8 năm Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn rằm tháng 8 năm Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt Nam

Rằm tháng 8 (hay còn được biết đến là Tết Trung thu) là một trong những lễ hội quan trọng của văn hóa dân gian Á Đông. Vào dịp này, các gia đình thường làm mâm lễ mời tổ tiên cùng về đoàn viên. Bên cạnh việc sắm sanh lễ vật, mâm cỗ, văn khấn cúng gia tiên ngày Rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều gia đình chú trọng.
Một cơn bão đi qua, còn tình người đọng lại!

Một cơn bão đi qua, còn tình người đọng lại!

Trong mất mát đau thương vì bão lũ, chúng ta thực sự xúc động trước tình cảm Nhân dân cả nước cùng hướng về đồng bào miền Bắc.
Giữ lửa nghề gốm cổ Bát Tràng

Giữ lửa nghề gốm cổ Bát Tràng

Là người khởi xướng mô hình du lịch trải nghiệm làm gốm đầu tiên tại làng nghề gốm Bát Tràng, đến nay nghệ nhân Phùng Quang Đăng (SN 1971, trú tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở thành “đại sứ văn hóa” truyền đam mê nghề gốm đến du khách trong nước và quốc tế.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động