Thứ năm 04/07/2024 18:18

Nhiều người dân vẫn còn loay hoay khi cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bắt đầu từ ngày 1/7/2024, các ngân hàng thương mại (NHTM) cập nhật tính năng kiểm tra sinh trắc học đối với các giao dịch từ 10 triệu đồng trở lên hoặc giao dịch tổng cộng từ 20 triệu đồng/ngày. Sau một ngày theo quy định mới, nhiều người dân vẫn loay hoay, thậm chí có phần khó chịu vì giao dịch bị chậm, nghẽn, không thể đăng nhập.
Nhiều người dân vẫn còn loay hoay khi cập nhật sinh trắc học

Nhiều khách hàng gặp khó khăn cập nhật tính năng mới sinh trắc học trên app ngân hàng điện tử. Ảnh: H.Y

Khách hàng gặp rắc rối

Chị M.H (25 tuổi) đang chuyển vội số tiền 15 triệu về cho bố mẹ ở quê nhưng gặp khó khăn vì chưa thể cập nhật được tính năng sinh trắc học. Cập nhật đến lần thứ 5 mới thành công vì nghẽn mạng hoặc không nhận diện được căn cước công dân (CCCD). Giao dịch cũng bị chậm “một nhịp” so với trước đây và thời gian chờ đợi dòng chữ “giao dịch thành công” cũng lâu hơn.

Những thế hệ Gen Z, việc cập nhật tính năng mới còn kêu khó thì đối với những người dùng lớn tuổi khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.

Nhiều người dân vẫn còn loay hoay khi cập nhật sinh trắc học

Chị M.H gặp khó khi cập nhật CCCD vì báo lỗi không thể quét được thông tin. Ảnh: H.Y

Bà P. (63 tuổi) cho biết, bà muốn chuyển khoản thanh toán hơn 300 nghìn đồng nhưng ứng dụng ngân hàng liên tục hiện thông báo yêu cầu cập nhật. Bởi vì ít phát sinh giao dịch chuyển số tiền lớn trên 10 triệu đồng nên không nắm rõ những thông tin, quy định mới.

“Trước tôi chuyển tiền nhanh qua app ngân hàng chỉ mất có vài giây, giờ có khi chậm đến vài phút, thậm chí còn không đăng nhập được. Dẫu biết là tính năng mới bảo mật thông tin cho khách hàng, nhưng nhiều trường hợp khách hàng không thành thạo về công nghệ như chúng tôi thì rất khó khăn khi cập nhật thông tin mới nếu không có con cháu ở nhà”, bà P chia sẻ.

Nhiều người dân còn thấy phiền phức khi các ngân hàng cũng chỉ đưa ra những thông báo rất ngắn về việc áp dụng sinh trắc học, mà không có những giải thích cụ thể để người dân hiểu rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng sinh trắc học trên những thông báo này.

Nhiều người dân vẫn còn loay hoay khi cập nhật sinh trắc học

Ngân hàng Vietcombank liên tục báo lỗi từ khâu đăng nhập khiến người dùng không thể thực hiện được giao dịch. Ảnh: H.Y

Cần có sự hỗ trợ, truyền thông tốt từ phía ngân hàng

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, từ 1/7/2024, tất cả các giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đều phải được xác thực sinh trắc học bằng vân tay hoặc khuôn mặt. Việc bắt buộc cập nhật sinh trắc học nhằm ngăn chặn thiệt hại cho chủ tài khoản khi kẻ gian rút tiền nhiều lần với số lượng lớn. Mục đích của các quy định này là đảm bảo đúng là chính chủ đang thực hiện chuyển tiền, qua đó góp phần đảm bảo an toàn cho chủ tài khoản.

Nhiều người dân vẫn còn loay hoay khi cập nhật sinh trắc học

Những thông báo chung chung về việc cập nhật thông tin sinh trắc học, chưa có sự truyền thông rộng rãi để người dân hiểu. Ảnh: H.Y

Cụ thể, các giao dịch chuyển tiền có giá trị dưới 10 triệu, một ngày không quá 20 triệu thì sẽ xác thực bằng mã OTP và không cần xác thực bằng vân tay hoặc khuôn mặt. Trong khi đó, nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng giá trị số tiền các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì khi đến lần chuyển tiếp theo trong cùng ngày cần phải xác thực bằng khuôn mặt hoặc vân tay.

Như vậy, đối với các giao dịch có giá trị trên 10 triệu hoặc hạn mức trong một ngày đã chạm mốc 20 triệu thì chắc chắn người dùng cần phải xác thực sinh trắc học thì mới có thể thực hiện được giao dịch.

Đối với các giao dịch thanh toán hàng hóa hoặc các dịch vụ hợp pháp được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, hay bên trung gian thanh toán cung cấp hoặc tại các đơn vị có chấp nhận thanh toán do các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, hoặc trung gian thanh toán sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn, thẩm định, giám sát cũng như quản lý với giá trị thanh toán dưới 100 triệu đồng trong một ngày thì sẽ không phải thực hiện xác thực sinh trắc học vân tay.

Nếu tổng giá trị thanh toán trong một ngày từ 100 triệu đồng trở lên, giao dịch đó sẽ bị gián đoạn nếu chủ tài khoản không cập nhật thực hiện xác thực sinh trắc học vân tay.

Đối với giao dịch thực hiện chuyển tiền thực hiện giữa các ví điện tử hoặc nạp tiền vào ví điện tử, hoặc rút tiền từ ví điện tử mà số tiền mỗi lần thực hiện dưới 10 triệu hoặc tổng số tiền trong một ngày không quá 20 triệu thì vẫn xác thực bằng mã OTP mà không cần xác thực bằng vân tay hoặc khuôn mặt. Tuy nhiên, giá trị đó vượt quá số tiền này, giao dịch sẽ lập tức bị gián đoạn khi chủ tài khoản không cập nhật thực hiện xác thực sinh trắc học vân tay.

Đối với giao dịch thực hiện chuyển liên ngân hàng ra tài khoản nước ngoài, người dân buộc phải tiến hành thực hiện cập nhật xác thực sinh trắc học vân tay trên ứng dụng ngân hàng bởi nếu không thì giao dịch sẽ bị gián đoạn.

Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước mới từ ngày 1/7 Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước mới từ ngày 1/7
Từ 1/7, giải quyết liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, thường trú Từ 1/7, giải quyết liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, thường trú
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024 Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024
Mộc Miên - Hải Yến
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động