Người đàn ông suýt mất chân trái vì huyết khối từ tim
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật lấy huyết khối cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC |
Theo đó, bệnh nhân T.V.T, 34 tuổi, có tiền sử hội chứng thận hư nhưng đã bỏ điều trị 1 năm. Bệnh nhân nhập viện với triệu chứng đau chân trái đột ngột, tăng dần trong 6 giờ.
Tại khoa Cấp cứu, qua thăm khám kết hợp với các kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc động mạch chân trái cấp tính giờ thứ 6. Sau khi hội chẩn, bệnh viện quyết định khởi động quy trình cấp cứu báo động đỏ và tiến hành can thiệp tối khẩn cấp nhằm lấy huyết khối, tái tưới máu chân trái.
Mục tiêu của cuộc mổ là cố gắng tối đa để bảo tồn chi thể cho người bệnh, tránh nguy cơ cắt cụt chi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm - khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp thực hiện ca mổ cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là phục hồi lưu thông mạch máu để bảo tồn tối đa chân cho bệnh nhân, tránh nguy cơ cắt cụt ảnh hưởng đến cuộc sống sau này".
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy được nhiều dây, cục huyết khối từ động mạch chậu ngoài cho đến ngã ba đùi trái. Sau can thiệp, hệ thống cơ vùng đùi, cẳng chân trái được tưới máu tốt, khả năng bảo tồn chi thể cho người bệnh cao.
Sau mổ, bệnh nhân được tiếp tục điều trị nội khoa kiểm soát nguy cơ đông máu và tái điều trị hội chứng thận hư.
Hiện sau hơn 20 ngày điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện với đôi chân lành lặn. Đây là niềm vui to lớn đối với người bệnh, gia đình và tập thể y bác sĩ tham gia vào quá trình điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, tình trạng thuyên tắc động mạch chậu cấp do huyết khối từ tim vô cùng nguy hiểm và khẩn cấp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng thiếu máu cấp có thể gây nhà nhiều biến chứng. Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất là hoại tử chi thể không hồi phục, khi đó y bác sĩ buộc phải tiến hành cắt cụt chi thể nhằm bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Qua đây, bác sĩ Lâm khuyến cáo: thuyên tắc động mạch do huyết khối tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính, duy trì thuốc chống đông nếu có chỉ định. Khi có các biểu hiện như: đau dữ dội, dị cảm bất thường, tê bì, giảm cảm giác, vận động chi thể diễn biến nhanh cần đến ngay trung tâm y tế có chuyên khoa Tim mạch để được điều trị kịp thời.
Cứu sống bệnh nhân bị kẹt van nhân tạo cơ học do huyết khối | |
Cấp cứu thành công nữ sinh 18 tuổi bị đột quỵ não hiếm gặp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại