Cứu sống bệnh nhân bị kẹt van nhân tạo cơ học do huyết khối
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHình ảnh mô phỏng van cơ học. Ảnh: BV |
Bà T.T.O (63 tuổi, trú tại phường Hà Lầm, TP Hạ Long) từng được phẫu thuật thay van nhân tạo cơ học vào năm 2019. Trước vào viện vài ngày, bà O đột ngột khó thở nhiều, tím môi, phù hai chân dưới và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân cho biết, khoảng một năm nay không tái khám định kỳ, thuốc chống đông sử dụng không thường xuyên.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán kẹt cấp van hai lá cơ học trên nền bệnh nhân phẫu thuật thay van tim.
Nhận định tình trạng sức khỏe yếu, không phù hợp cho phẫu thuật, các bác sĩ khoa Tim mạch đã quyết định áp dụng phương pháp tiêu sợi huyết liều thấp lần đầu tiên tại bệnh viện cho bệnh nhân. Sau 6 giờ truyền thuốc, bà O đã qua cơn nguy kịch, dần hồi phục chức năng tim và xuất viện sau 1 tuần điều trị.
Theo các bác sĩ, mổ thay van tim là kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhất để sửa chữa những lá van bị hỏng, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của nhiều người bệnh. Nhờ những tiến bộ về kỹ thuật mổ cùng như theo dõi, hồi sức trong và sau mổ đã giúp phẫu thuật thay van tim ngày càng trở nên thường quy và an toàn hơn với người bệnh. Tuy nhiên vẫn có những bệnh nhân gặp phải biến cố muộn sau phẫu thuật, trong đó huyết khối van tim nhân tạo là một trong những biến chứng nặng nề và nguy cơ tử vong cận kề nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân phần lớn của tình trạng này việc không tuân thủ sử dụng thuốc đông và tái khám định kỳ.
Theo ThS. BS Ngô Văn Tuấn, Phó phụ trách khoa Tim mạch, đây là ca đầu tiên áp dụng phương pháp tiêu sợi huyết để cứu bệnh nhân kẹt van tim tại bệnh viện. Kỹ thuật mới này mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân, giúp họ tránh được cuộc mổ nặng nề và giảm chi phí điều trị.
Phát hiện bệnh tim bẩm sinh từ trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh được can thiệp ngay sau khi chào đời |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại