Mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở còn thấp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông dân thực hiện TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC Sở Tư pháp TP Hà Nội |
Kết quả đạt được và khó khăn, vướng mắc
Trong đó, công tác xây dựng, thẩm định văn bản QPPL thực hiện tốt, kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của TP; Hoạt động tuyên truyền, PBGDPL tiếp tục được triển khai đa dạng về nội dung và hình thức, chú trọng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong PBGDPL, bám sát nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô;
Công tác CCHC tiếp tục được đẩy mạnh; Việc xây dựng, ban hành báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô và nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô được UBND TP triển khai công phu, bài bản, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo kế hoạch; Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường Nhà nước được thực hiện đúng quy trình, quy định;
UBND TP chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chú trong công tác xây dựng ngành, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tư pháp; phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu triển khai quy trình công tác tuyển dụng công chức hành chính; điều động, bố trí đủ công chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa của Sở theo quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ…
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, vướng mắc như việc sửa đổi, bổ sung một số VBQPPL của TP còn chậm; Việc phối hợp giữa các Sở, ngành trong xây dựng VBQPPL do UBND TP giao có lúc còn chưa đảm bảo về tiến độ; Việc triển khai Dịch vụ công trực tuyến gặp khó khăn do việc triển khai thử nghiệm hệ thống Dịch vụ công trực tuyến mới chưa ổn định, vẫn còn nhiều bất cập...
Lực lượng công chức tư pháp cấp huyện, xã còn mỏng, đội ngũ cán bộ pháp chế các Sở, ngành còn thiếu; Một số mức chi kinh phí cho các hoạt động xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL, công tácPBGDPL, hòa giải ở cơ sở còn thấp, không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Địa bàn TP rộng với số lượng tổ chức, cá nhân hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp: Luật sư, công chứng, thừa phát lại, đấu giá tài sản... trên địa bàn phát triển rất nhanh nhưng chất lượng hoạt động chưa xứng tầm; Dấu hiệu vi phạm pháp luật ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động hành nghề bổ trợ tư pháp còn chưa đầy đủ, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.
Một số kiến nghị, đề xuất
Từ những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong công tác Tư pháp thời gian qua, UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp một số nội dung. Trong đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp TƯ hướng dẫn, xây dựng thủ tục đương nhiên xóa án tích là một TTHC, cần tách biệt với thủ tục cấp phiếu LLTP. Theo đó thời hạn đương nhiên xóa án tích quy định phù hợp thực tế; Quy định về cơ chế cụ thể để rõ trách nhiệm, rõ thời hạn, bảo đảm cho việc phối hợp cung cấp thông tin lý lịch của các cơ quan có liên quan được nhanh chóng, thuận lợi.
Sớm ban hành hướng dẫn về các tiêu chuẩn cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phục vụ cho việc triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu; kết nối chia sẻ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; ban hành các quy định về chuẩn cơ sở dữ liệu hộ tịch, công chứng, quản lý xử lý vi phạm hành chính... làm cơ sở cho các địa phương chủ động trong việc thực hiện số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu.
Đồng thời, sớm ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2020-2020”; Hướng dẫn nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền đánh giá về mô hình PBGDPL có hiệu quả, mô hình hòa giải ở cơ sở có hiệu quả trong Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; nội dung, tiêu chí, trình tự thực hiện công nhận, đánh giá cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Phối hợp Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC BTP ngày 17/8/2011 và Thông tư số 338/2016/TT-BTC, Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 về một số mức chi trong công PBGDPL và hòa giải ở cơ sở theo hướng tăng các mức chi cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Thường xuyên bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tư pháp, đặc biệt là một số lĩnh vực có khó khăn, vướng mắc về thể chế, phương thức triển khai thực hiện như: Công tác theo dõi thi hành pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính, quản lý Nhà nước về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Tiếp tục chuẩn hóa TTHC trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt cần cải tiến về quy trình, thủ tục, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực lý lịch tư pháp (LLTP) để nâng cao hiệu quả, khắc phục những khó khăn, vướng mắc cho Sở Tư pháp và thuận tiện cho người dân. Đối với các TTHC được giải quyết liên thông giữa Sở Tư pháp với Bộ Tư pháp, cần xây dựng quy chế thực hiện, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, quy trình, thời gian, kết quả, trách nhiệm giải trình, trả lời khi có sai sót, chậm trễ trong giải quyết TTHC. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại