Kỳ vọng sẽ triển khai đúng tiến độ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười dân xã Đông La, huyện Hoài Đức nhận đền bù giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 |
Thời gian vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND TP, sự quyết tâm của các sở, ngành, đơn vị và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị TP, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định và bám sát tiến độ đề ra.
Quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, từng địa phương cần lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức để có sự vào cuộc đồng bộ ngay từ ban đầu của cả hệ thống chính trị để tuyên truyền, vận động Nhân dân hiểu, chấp hành, kiểm soát chặt chẽ, giám sát thường xuyên, liên tục tránh để xảy ra sai sót. Đặc biệt quan tâm về việc xác nhận nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, diện tích đất bồi thường, kiểm đếm tài sản trên đất, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định.
Để bảo đảm tiến độ triển khai dự án, kể cả những chi tiết “nhỏ” như vấn đề mỏ vật liệu phục vụ thi công dự án luôn được chủ đầu tư, nhà thầu đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở báo cáo của Ban Chỉ đạo về mỏ vật liệu phục vụ thi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan đã thể hiện sự chia sẻ, ủng hộ, tán thành cao.
Ban chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Hà Nội phối hợp với Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải - TEDI và các tỉnh có liên quan rà soát, xây dựng phương án về các mỏ vật liệu xây dựng để đưa vào hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ thi công dự án. Trong đó phải thể hiện đầy đủ địa chỉ cụ thể từng mỏ, từng vị trí, công suất, khả năng khai thác, cung cấp sản lượng theo tiến độ dự án, bảo đảm nguyên tắc ưu tiên tối đa sử dụng các mỏ gần nhất, dễ khai thác nhất và có giá thành rẻ nhất.
Theo kế hoạch, dự kiến Hà Nội sẽ khởi công tại 4 vị trí gồm: Vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với quốc lộ 2, tại Km1+444 (thuộc địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn). Vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với đường Phương Bảng, tại Km28+000 (thuộc địa phận xã Song Phương, huyện Hoài Đức). Vị trí giao cắt giữa trục phía Nam, tại Km45+700 (thuộc địa phận xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, cách đường Vành đai 3 khoảng 11km). Vị trí tuyến nối đê trục Thường Tín, tại Km56+750 (thuộc địa phận xã Ninh Sở, huyện Thường Tín).
Sau hơn 10 tháng kể từ ngày Quốc hội thông qua chủ trương, tính đến ngày 27/4, Hà Nội đã phê duyệt phương án GPMB với diện tích 404,40/ 798,043ha, đạt 50,67%. Trong đó, huyện Sóc Sơn 43,62/ 48,23ha; huyện Mê Linh 80,40/145,66ha; huyện Đan Phượng 28,20/74,80ha; huyện Hoài Đức 99,20/239,63ha; quận Hà Đông 47,04/68,25ha; huyện Thanh Oai 47,68/ 86,94ha; huyện Thường Tín 58,26/135,54ha. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại