Góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi): Riêng của Hà Nội là phải khác vì là Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quốc hội |
Đóng góp ý kiến góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, bày tỏ:
Một là, phân cấp mạnh nhưng phải kiểm soát quyền lực. Nếu như thế thì hạn định nào đó đừng có để cơ chế xin ý kiến nhiều quá. Thành phố mà cái gì cũng xin ý kiến các Bộ, ngành, luật của chúng ta quy định như thế, mất thời gian và mất thời cơ.
Thời gian là lực lượng, cuối cùng mất một lực lượng rất cao. Đây là vấn đề tôi vẫn trăn trở khi nghiên cứu Luật Thủ đô, cái nào đã giao quyền thì thôi, giao quyền còn phải bắt báo cáo xin ý kiến, đương nhiên là có báo cáo nhưng báo cáo để giám sát, theo dõi, giúp được, chứ lại phải xin ý kiến đồng ý, không đồng ý là dừng lại thì không nên.
Thứ hai, mối quan hệ giữa thể chế chung và thể chế riêng, mặt bằng chung của cả nước như thế, nhưng riêng của Hà Nội là phải khác vì là Thủ đô thì phải rõ.
Thứ ba, tính cũng gần như chung, riêng nhưng có tính phổ quát và tính đặc thù vượt trội của Hà Nội là gì, phải rõ.
Thứ tư, đầu tàu và cả tàu, đừng để như hôm qua các diễn giả nói là đầu tàu chạy chậm hơn toa tàu và thực chất thì nó tập trung mấy vấn đề.
Một là, ta tập trung 3 đột phá của đất nước mình, thể chế thì chúng ta đang làm. Đột phá tôi đề nghị phải rõ đột phá cái gì, mình phải có danh sách đưa ra thẳng để cho đại biểu Quốc hội thấy đột phá của Hà Nội là như thế này.
Thứ hai, đột phá về hạ tầng.
Thứ ba, đột phá về nguồn nhân lực. Tôi thấy chỗ nguồn nhân lực chúng ta thiết kế trong luật cần phải cụ thể hơn nữa. Bởi vì, muốn phát triển Thủ đô như thế thì nguồn nhân lực phải khác nơi khác. Đây không những là điều kiện cần mà đây cũng là nhu cầu, là thế mạnh của Hà Nội, của Thủ đô, vì về công tác ở Thủ đô sướng lắm, tâm lý ai cũng thế thôi.
Về kinh tế tôi cũng thấy đã có hướng 3 trụ cột của kinh tế, đó là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu phải thật sự đột phá mấy vấn đề này. Vì vậy, tôi đồng tình với phạm vi điều chỉnh mở rộng hơn.
Tôi đề nghị điều khoản áp dụng Luật Thủ đô nên có, vì tính chất như thế để mình giải quyết giữa các mối quan hệ đó, nhất thiết phải có điều khoản áp dụng, vượt trội, đặc thù, cần thiết. Đặc thù không chỉ với những luật đã có mà ngay với các luật sửa tới đây cho cái chung thì cũng có những vấn đề phải vượt với luật tới đây mình thông qua. Ý này anh Định gợi ý tôi rất đồng tình.
Tới đây sửa Luật Đất đai, một số luật sửa tới đây nhưng Hà Nội cũng làm theo cái đấy thì không có đặc thù gì, không vượt trội gì. Trong này thiết kế giao cho Hà Nội chủ trì liên kết vùng, giao cho những dự án trọng điểm của Thủ đô là mở rộng vùng, có cơ chế liên kết vùng, kể cả cơ chế về chỉ huy, chỉ đạo.
Vấn đề cuối cùng, tôi thấy không gian ngầm, tĩnh không nhiều điều trong này đề cập. Đúng là giao Thủ đô có quyền đấy nhưng có liên quan đến khu vực phòng thủ của cả nước mà Thủ đô bao giờ cũng là khu vực phòng thủ trọng yếu của cả nước. Do đó, giao quyền cho Hà Nội thì đúng rồi, nhưng tôi đề nghị tính lưỡng dụng hết sức cao để khi cần thiết ta chuyển đổi thế trận một cách hợp lý hơn.
Phát triển Vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững | |
Cần hoàn thiện một số chính sách an sinh xã hội và đảm bảo TTATXH trên địa bàn Thủ đô |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại