Cần hoàn thiện một số chính sách an sinh xã hội và đảm bảo TTATXH trên địa bàn Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCần hoàn thiện một số chính sách an sinh xã hội và đảm bảo trật tự ATXH trên địa bàn Thủ đô. Ảnh Khánh Huy |
Chính sách xã hội, an sinh xã hội của Thủ đô
Tại Điểm a khoản 2 Điều 28 quy định Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội: “Quyết định bố trí ngân sách để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, vay mua nhà ở xã hội, giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số,…”.
Ông Đặng Đình Luyến cho rằng, Dự thảo Luật quy định quá cụ thể về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội là phải giao cho Ủy ban nhân dân ủy thác cho Ngân hàng thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ… Vì vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo sửa lại quy định nêu trên theo hướng là Hội đồng nhân dân chỉ “Quyết định bố trí ngân sách để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, vay mua nhà ở xã hội”; đưa đoạn cuối của điểm a khoản 2 xuống khoản 3 để quy định cho Ủy ban nhân dân tổ chức việc thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số,....
Tại Điểm c khoản 2 quy định: c) “Quy định việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên. Trường hợp không bố trí được đất sản xuất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm việc làm”.
Theo ông Đặng Đình Luyến, việc quy định như Dự thảo Luật là không đồng bộ, không thống nhất với quy định của Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó có đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là: “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”. Nhưng dự thảo Luật chỉ quy định “việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên. Trường hợp không bố trí được đất sản xuất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm việc làm”.
Vì vậy, ông Đặng Đình Luyến góp ý Cơ quan soạn thảo sửa lại quy định của Dự thảo Luật nhằm bảo đảm chính sách của Nhà nước về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và bảo đảm thống nhất với Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội
Các biện pháp bảo vệ Thủ đô, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô (Điều 34)
Tại Điểm a khoản 2 Điều 34 của dự thảo Luật quy định “Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn trên toàn địa bàn Thành phố nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định … đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm”.
Ông Đặng Đình Luyến cho biết, việc quy định như Dự thảo Luật là khi tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội vi phạm hành chính thuộc một số lĩnh vực nêu trên, thì bị xử phạt hành chính cao gấp đến 02 lần so với tổ chức, cá nhân vi phạm cùng hành vi hành chính đó ở các tỉnh, thành phố khác. Quy định như vậy là không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Hiến pháp là “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.” Hơn nữa, việc quy định như dự thảo Luật không đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Do đó, Cơ quan soạn thảo nên sửa lại quy định nêu trên để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong mọi lĩnh vực, bao gồm bình đẳng trong việc xử phạt vi phạm hành chính và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Ở Khoản 3 Điều 34 quy định: “Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính….”
Ông Đặng Đình Luyến cho rằng, Dự thảo Luật giao thẩm quyền như trên cho Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội là không phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính là giao cho Chính phủ quy định. Vì vậy đề nghị Cơ quan soạn thảo sửa lại quy định nêu trên của dự thảo Luật.
Phát triển Vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại