Thứ năm 14/11/2024 16:32

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Trao thẩm quyền vượt trội là phù hợp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TS. Hoàng Thị Ngân, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Hành chính Nhà nước và Công vụ Văn phòng Chính phủ đã tham gia góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đưa ra một số đề xuất về thẩm quyền của chính quyền thành phố (TP) và chế độ công vụ.
-	Trao thẩm quyền vượt trội cho chính quyền TP là phù hợp với định hướng chính sách của Dự thảo. Ảnh: Khánh Huy
Trao thẩm quyền vượt trội cho chính quyền TP là phù hợp với định hướng chính sách của Dự thảo. Ảnh: Khánh Huy

Về thẩm quyền của chính quyền thành phố

TS. Hoàng Thị Ngân cho biết, việc trao những thẩm quyền vượt trội cho HĐND, UBND TP là phù hợp với định hướng chính sách của Dự án Luật này. Về những quy định cụ thể, nên xem xét thêm một số điểm:

Theo điểm e khoản 1 Điều 10, UBND TP Hà Nội quy định trình tự giải quyết các thủ tục hành chính để thực hiện việc ủy quyền. Việc ủy quyền ở đây bao gồm ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn từ UBND TP Hà Nội cho các tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP Hà Nội, cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã và TP thuộc TP Hà Nội hoặc ủy quyền việc giải quyết một số thủ tục hành chính từ các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP Hà Nội, quận, huyện, thị xã và TP thuộc TP Hà Nội cho UBND hoặc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp dưới.

Thủ tục để thực hiện ủy quyền bao quát nhiều vấn đề pháp lý, kể cả điều kiện, phạm vi, hậu quả của ủy quyền và cả các bảo đảm về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền. Hiện nay, Luật ban hành quyết định hành chính đang được nghiên cứu xây dựng và đặt ra nhiều vấn đề về ủy quyền.

Như vậy, theo TS. Hoàng Thị Ngân nên cân nhắc quy định “UBND TP Hà Nội quy định trình tự giải quyết các thủ tục hành chính để thực hiện việc ủy quyền” và cũng cần làm rõ phạm vi của “giải quyết các thủ tục hành chính”.

Tương tự, nên làm rõ quy định về nhiệm vụ của UBND TP Hà Nội tại điểm a khoản 1 Điều 10 “Quyết định điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP Hà Nội; UBND quận, huyện, thị xã”. Hiện tại, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng sở phù hợp với hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực (Điều 12 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, đã sửa đổi). Như vậy, nên quy định nội dung của “điều chỉnh” tại khoản này. Tương tự như vậy với các quy định khác, như điểm b khoản 1 Điều 14.

Điểm a khoản 5 Điều 24 Dự thảo Luật giao UBND TP quy định các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục của cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục có nhiều cấp học. Nên làm rõ phạm vi “dịch vụ giáo dục” và lưu ý đây là vấn đề liên quan đến quyền của cá nhân và chứa đựng các thủ tục hành chính.

Về thẩm quyền của HĐND TP trong việc quyết định mô hình các cơ quan chuyên môn, bộ máy giúp việc, điểm a khoản 1 Điều 9 Dự thảo Luật quy định: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP Hà Nội, quận, huyện, thị xã khi bảo đảm tiêu chí thành lập theo quy định, không chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn.

Theo tinh thần tăng cường phân quyền và tạo sự chủ động cho TP, có thể trao quyền cho HĐND TP quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù như về lĩnh vực an toàn thực phẩm; quản lý trật tự xây dựng tại các quận, huyện, thị xã… nhưng vẫn nên xác định phạm vi các tổ chức hành chính đặc thù và lường trước tình huống chưa có tiêu chí thành lập loại tổ chức này.

Về chế độ công vụ

TS. Hoàng Thị Ngân cho rằng, nên cân nhắc cách thể hiện Khoản 1 Điều 16, nhất là đoạn đầu: “Chế độ công vụ, công chức đối với cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức các cấp của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở TP Hà Nội được thực hiện như sau: a) Cán bộ được bầu cử, phê chuẩn giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ được quản lý thống nhất từ cấp xã đến cấp TP; b) Công chức được tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo tiêu chuẩn chung từ cấp xã đến cấp TP;

c) Cán bộ làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp TP, cấp huyện, cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ mà đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu vị trí việc làm của chức danh công chức thì được tiếp nhận vào công chức.”

Tại đây, nên làm rõ cách hiểu, nguyên tắc và cách thức vận hành của chế độ quản lý thống nhất từ cấp xã đến cấp TP, tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo tiêu chuẩn chung từ cấp xã đến cấp TP.

Về khoản c: Nếu cán bộ làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp TP, cấp huyện, cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ mà đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được tuyển dụng theo phương thức tiếp nhận vào công chức theo quy định chung thì không cần điểm c. Nếu tiếp nhận đương nhiên thì nên xác định thẩm quyền, cách thức thực hiện và nhóm công chức thuộc loại này (công chức của các cơ quan Nhà nước hay của TP Hà Nội).

Theo TS. Nguyễn Thị Ngân, việc giao Chính phủ quy định chi tiết những vấn đề lớn, còn bỏ ngỏ về chính sách như tại Điều 16 nên cân nhắc thêm (Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, TP thuộc TP Hà Nội được ký hợp đồng hành chính có thời hạn với người đáp ứng các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm), trong khi Luật chưa giới hạn phạm vi của hợp đồng, tính chất, nguồn kinh phí, giải quyết tranh chấp về hợp đồng…

Cần hoàn thiện một số chính sách an sinh xã hội và đảm bảo TTATXH trên địa bàn Thủ đô
Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô
Đề xuất hình thức, cách thức ưu đãi thuế phù hợp
Bạch Dương (ghi)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình

Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ, Nhân dân phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại quận Hoàn Kiếm

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại quận Hoàn Kiếm

Chiều 12/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố số 3, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm...
Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

"Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới"...
Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: một số vấn đề lý luận và thực tiễn"

Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: một số vấn đề lý luận và thực tiễn"

Sáng 14/11, Thành ủy-HĐND-UBND TP Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
Tập thể UBND Thành phố Hà Nội xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền

Tập thể UBND Thành phố Hà Nội xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền

Sáng 14/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND TP thường kỳ tháng 11/2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND TP và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND TP.
Đề xuất thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đề xuất thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại

Chính phủ đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.
Phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 - NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động