Gợi ý cách bày mâm cỗ Trung thu đẹp nhất 2023
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGợi ý cách bày mâm cỗ Trung thu đẹp nhất 2023. Ảnh minh hoạ: internet |
Ý nghĩa mâm cỗ Trung thu
Tết Trung thu là một trong những dịp Tết thiếu nhi tràn đầy niềm vui và hân hoan khi các em được rước đèn, phá cỗ. Bên cạnh đó, Tết Trung thu còn được biết đến với tên gọi rất thân quen, đó là Tết đoàn viên, ngày mà các thành viên quây quần bên nhau trong bầu không khí ấm áp, cùng thưởng thức trà, bánh và trò chuyện.
Từ xa xưa cho đến hiện tại, Tết Trung thu sẽ được tổ chức vào ngày rằm tháng tám mỗi năm. Khi dịp lễ này đến, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ Trung thu để cúng ông bà tổ tiên và sum vầy với nhau. Không những vậy, người Việt còn quan niệm rằng việc chuẩn bị mâm cỗ Trung thu tốt, chỉn chu để cầu cho mùa vụ tốt tươi, công việc suôn sẻ và thời tiết thuận lợi.
Gợi ý cách bày mâm cỗ Trung thu đẹp nhất 2023
Mâm cỗ Trung thu gồm những gì?
Một mâm cỗ Trung thu đầy đủ và bắt mắt sẽ không thể thiếu mâm ngũ quả, bánh Trung thu, bánh kẹo và lồng đèn. Chính những yếu tố này không chỉ góp phần hoàn thiện mâm cúng trăng rằm mà còn mang lại không gian chỉnh chu, ấm cúng cho gia chủ.
- Mâm ngũ quả
Thông thường, những người nông dân sẽ thu hoạch hoa quả và gặt lúa vào mùa thu, do đó mâm cỗ Trung thu không thể thiếu trái cây. Vì mâm ngũ quả Trung thu còn là biểu tượng cho sự đầy đủ, sung túc, bên cạnh đó còn tượng trưng cho thành quả lao động chăm chỉ của người làm nông.
Ngoài ra, mâm ngũ quả được trang trí và bày biện tùy theo truyền thống của từng vùng miền. Nhưng, điểm chung về ngũ quả hiện diện trong mâm cúng đều có hình dáng tròn trĩnh, đại diện cho sự toàn vẹn.
- Bánh Trung thu
Bánh trung thu với hình tròn đặc trưng, biểu thị cho sự nguyên vẹn, tròn trịa, thuận lợi và viên mãn. Có thể nói, bánh Trung thu là vật phẩm đặc biệt và không thể thiếu trên mâm cỗ Trung thu cũng như trong bữa tối đoàn viên của các gia đình. Hiện bánh Trung thu có đa dạng các thể loại và nhân vị, tuy nhiên chúng vẫn nổi bật với 2 loại chính là bánh nướng và bánh dẻo.
- Bánh kẹo
Bên cạnh mâm ngũ quả và bánh Trung thu, các loại bánh kẹo khác như: kẹo đậu phộng, kẹo vừng, bánh men trắng, bánh gạo… cũng là những món quen thuộc xuất hiện trên mâm cúng trăng rằm.
- Lồng đèn Trung thu
Một trong những vật phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu chính là lồng đèn, cụ thể hơn là lồng đèn ông sao. Đây cũng là kiểu lồng đèn truyền thống đã có từ lâu đời, được làm thủ công từ những thanh tre dẹp và giấy bóng màu đỏ cùng với các chi tiết trang trí khác, đèn lồng ông sao với năm cánh đều nhau là biểu tượng cho ngũ hành âm dương, “đại diện” cho sự hòa hợp và cân bằng trong cuộc sống.
Cách bày mâm cỗ Trung thu đẹp và ý nghĩa theo vùng miền
Tùy theo từng vùng miền mà cách bày mâm cỗ đêm Trung thu lại khác nhau. Không có một yêu cầu trang trí nhất định nào, miễn sao các gia đình bày biện gọn gàng, trang trí đẹp mắt và thể hiện được sự chỉnh chu, chân thành nhất.
- Miền Bắc
Với nét văn hóa đặc trưng từng vùng miền nên khi bày mâm cỗ Trung thu cũng có nhiều điểm khác nhau. Miền Bắc chính là nơi với những đặc trưng về khí hậu, địa lý cũng như là sản vật theo mùa nên mâm cỗ Trung thu cũng có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung đều là gửi gắm mong ước về sự may mắn, gia đình sung túc, sự phát triển và an lành,…
Mâm cỗ dịp Trung thu ở miền Bắc được sắp xếp tỉ mỉ, gồm chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Thông thường các gia đình sẽ đặt nải chuối ở trung tâm để lỡ lấy toàn bộ những quả trái khác, biểu trưng cho sự che chở của đất trời dành cho con người.
Ngay sau đó, bưởi, đào, hồng và quýt được sắp xếp xung quanh nải chuối, tạo nên một tầng trang trí tinh tế. Đối với bưởi, có thể thay thế bằng quả phật thủ, cũng mang ý nghĩa lớn trong mâm cỗ này. Các khoảng trống còn lại được trang trí đầy bằng quất, quýt hay ớt đỏ.
Bên cạnh đó thì mâm cỗ Trung thu miền Bắc không thể thiếu bánh nướng dẻo tạo hình vuông - tròn, hoặc cá chép, đàn lợn,… để thưởng thức cùng trà ướp hương sen.
Ngoài ra, theo quan niệm của người miền Bắc thì luôn tròn đầy, ý nghĩa đạt các yêu cầu như là quả xanh, quả chín, đủ ngũ sắc, ngũ vị tượng trưng cho quy luật cân bằng của âm dương, vũ trụ. Trong những ngày này thì các khu phố sẽ rất rộn ràng, tổ chức thi bày cỗ để chọn ra mâm cỗ đẹp và ý nghĩa nhất trong lễ hội trăng rằm.
- Miền Trung
Nếu như miền Bắc có đầy đủ những loại trái cây để phá cỗ đêm Trung thu thì với sự khắc nghiệt của khí hậu miền Trung đã làm cho mâm cỗ Trung thu cũng trở nên đơn giản, không câu nệ về hình thức, chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính tổ tiên.
Xoài, mãng cầu, chuối, sung… những loại quả thường được sử dụng trong mâm ngũ quả của người miền Trung. Người miền Trung thật thà, chất phác và đơn giản nên không có yêu cầu bắt buộc nào về loại quả cần xuất hiện trong mâm ngũ quả.
Người miền Trung có quả gì dùng quả nấy, miễn sao chân thành, và thành tâm nhất. Các loại quả được bày gọn gàng, nải chuối cũng được xếp đầu tiên, sau đó là các loại quả khác. Các gia đình miền Trung có thể tùy chọn thêm những loại quả khác theo văn hóa gia đình.
- Miền Nam
Miền Nam với khí hậu ôn hòa và đây là vùng đất màu mỡ với nhiều miệt vườn trù phú nên giúp cho nhiều loại hoa quả trở nên phong phú, ngon ngọt hơn. Điều này giúp cho mâm cỗ Trung thu miền Nam cũng rất đầy đủ với nhiều loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống.
Mâm ngũ quả của miền Nam thường bao gồm đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài và sung, biểu trưng cho thông điệp "Cầu sung vừa đủ xài". Mâm ngũ quả sẽ có chân đế là ba trái dứa cùng với một cặp dưa hấu ở hai bên tượng trưng cho sự vững chắc, đáng tin cậy cũng như lòng trung nghĩa của người miền Nam.
Đối với người miền Nam thì cuộc sống khá thoải mái và có phần phóng khoáng nhưng vẫn có những điều kiêng kỵ khi bày mâm cỗ cúng rằm đó là không bày trí các loại quả như là chuối, lê, táo, cam, quýt.
Tết Trung thu có từ bao giờ? Ý nghĩa của Tết Trung thu | |
Khám phá Tết Trung thu ở các nước trên thế giới | |
Những việc không nên làm vào ngày Tết Trung thu |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại