Đề xuất giải pháp và kiến nghị của thừa phát lại trong thu hồi nợ xấu ngân hàng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTPL Phạm Anh Dũng |
Trao đổi với PV, TPL Phạm Anh Dũng cho biết, trong thời gian qua, nợ xấu của ngân hàng ngày càng tăng, đã tác động tiêu cực tới hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng. Thực trạng và giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng cho thấy việc xử lý nợ xấu thu hồi đã phát sinh một số bất cập như tố tụng kéo dài, người bị thu hồi nợ xấu chây ỳ, không hợp tác.
Ông Dũng cho biết thêm, trong 04 công việc của TPL (tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, trực tiếp tổ chức thi hành án) được làm theo quy định pháp luật thì cả 04 việc đều liên quan trực tiếp và giúp ích cho các ngân hàng trong vấn đề giải quyết nợ xấu. Văn phòng TPL trực tiếp tư vấn và thực hiện việc giao văn bản, giấy tờ như: Thông báo nợ, thông báo thu hồi tài sản bảo đảm, giấy mời làm việc, quyết định thanh lý, bán đấu giá tài sản... của ngân hàng cho đối tượng nhận bảo đảm đúng các quy định của pháp luật. Đồng thời, TPL còn có thẩm quyền lập vi bằng. Vi bằng chính là chứng cứ để bảo vệ phía ngân hàng trước pháp luật trong quá trình tổ chức việc thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật.
TPL ra đời đã bổ sung cho phía ngân hàng một công cụ hữu hiệu trong việc thu hồi nợ xấu, thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm khi có sự cộng tác chặt chẽ giữa ngân hàng với Văn phòng TPL. Mặc dù tiềm năng phối hợp giữa phía ngân hàng và TPL là rất lớn nhưng giai đoạn vừa qua sự phối hợp này chưa thực sự gắn kết và chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên bởi một số nguyên nhân.
TPL Phạm Anh Dũng đề xuất những giải pháp tháo gỡ như: Tiếp tục tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về chức năng nhiệm vụ của TPL, trong đó mỗi Văn phòng TPL, TPL và thư ký nghiệp vụ là một tuyên truyền viên.
Văn phòng TPL phải chủ động xây dựng mối quan hệ với các ngành kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án dân sự và ngân hàng; Trong quá trình cho vay và xử lý tài sản thì đều có sự tham gia bắt buộc của TPL như tham gia vào quá trình thẩm định giá ngay từ đầu, quy trình, thủ tục ngân hàng cho vay thế chấp tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Khi khách hàng chây ỳ, phải kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá thì TPL tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu, thẩm định giá chuyển trung tâm bán đấu giá.
TPL Phạm Anh Dũng kiến nghị như tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về TPL, khắc phục vướng mắc bất cập về thể chế như đã nêu trên để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, hoàn thiện cho tổ chức hoạt động TPL, tiến tới xây dựng về Luật TPL. Vì hiện nay trong làng nghề bổ trợ tư pháp thì quản tài viên, luật sư, đấu giá viên, công chứng đều có luật riêng, chỉ TPL thực hiện theo nghị định.
Kiến nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo địa phương tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong việc thực hiện chế định TPL. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan phối hợp hỗ trợ hoạt động TPL. Tức là trước đây theo Nghị định 61, 135 trong thời gian thí điểm thì các ban, ngành coi đấy là nhiệm vụ chính trị. Nhưng sau khi không còn thời kỳ thí điểm, nhận thức này vẫn chưa được đầy đủ. Vì vậy, ông Dũng mong muốn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đó và cả hệ thống chính trị vào cuộc hỗ trợ chế định TPL được hoạt động ở các cấp và trong các lĩnh vực của các ngành. Từ đó, TPL tham gia, phối hợp, tác nghiệp trong việc thực thi pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức, tổ chức xã hội.
Ông Dũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan theo hướng hỗ trợ, tạo điều kiện cho TPL thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, chia sẻ công việc tống đạt, xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án với cơ quan Nhà nước.
Kiến nghị với Cục Bổ trợ tư pháp quan tâm hơn nữa, tiếp tục tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật mới cho đội ngũ TPL và thư ký nghiệp vụ, nâng cao năng lực đội ngũ TPL và thư ký nghiệp vụ.
Thừa phát lại giúp hỗ trợ thu thuế từ các doanh nghiệp, hộ cá thể nợ đọng | |
Đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại | |
Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại