Thứ năm 25/04/2024 02:19
Giải đáp pháp luật

Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Văn phòng TPL là tổ chức hành nghề của TPL để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỏi: Xin quý báo cho biết, quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại (TPL) và Văn phòng TPL được pháp luật quy định như thế nào?

(Nguyễn Văn Quý, quận Tây Hồ, Hà Nội)

Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:

Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL, Điều 16 quy định về quyền và nghĩa vụ của TPL như sau:

1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.

2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp TPL.

3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng TPL.

5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ TPL hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

6. Mặc trang phục TPL theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ TPL khi hành nghề.

7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của TPL (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng TPL nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của TPL mà mình là thành viên.

8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 17. Văn phòng TPL

1. Văn phòng TPL là tổ chức hành nghề của TPL để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng TPL do 01 TPL thành lập được tổ chức theo loại hình DN tư nhân. Văn phòng TPL do 02 TPL trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình Cty hợp danh.

2. Tên gọi của Văn phòng TPL phải bao gồm cụm từ “Văn phòng TPL” và phân tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng TPL khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng TPL là Trưởng Văn phòng TPL. Trưởng Văn phòng TPL phải là TPL.

Văn phòng TPL có thể có TPL là thành viên hợp danh, TPL làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.

Thư ký nghiệp vụ giúp TPL thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ TPL phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

4. Văn phòng TPL có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Con dấu của Văn phòng TPL không có hình quốc huy. Văn phòng TPL được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng TPL được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Chế độ tài chính của Văn phòng TPL được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình DN tương ứng theo quy định của pháp luật.

5. Văn phòng TPL không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng TPL; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của TPL theo quy định của Nghị định này.

Căn cứ vào Nghị định số 08/2020 về tổ chức và hoạt động của TPL, TPL là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Dựa trên khái niệm được các nhà làm luật đưa ra, có thể thấy TPL là một chức danh bổ trợ tư pháp, tương tự như luật sư hay công chứng viên thì khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định, TPL cũng có thể thành lập tổ chức để hành nghề.

B.A
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động