Thừa phát lại giúp hỗ trợ thu thuế từ các doanh nghiệp, hộ cá thể nợ đọng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Nộp thuế là quyền lợi, nghĩa vụ của mọi công dân cũng như tổ chức cá nhân DN kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Thời gian qua, do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống. Cùng với sự nỗ lực của cộng đồng DN, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành đã khẩn trương, quyết liệt thiết lập, ban hành nhiều cơ chế, chính sách theo thẩm quyền để hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn.
Bằng nhiều hình thức, chính sách hỗ trợ, nhiều DN đã tận dụng được nguồn kinh phí do giảm, chậm nộp thuế để đầu tư sản xuất, phát triển kinh doanh, vực dậy sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cũng có những nơi, lợi dụng chính sách của Nhà nước để chậm nộp thuế, nợ đọng thuế gây khó khăn cho cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trong kỳ tháng 8/2022, Cục Thuế TP Hà Nội đã công khai danh sách 348 đơn vị, cá nhân nộp thuế chây ỳ, tổng số nợ thuế gần 156 tỷ đồng, tập trung ở DN địa ốc, xây dựng. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tiến hành nhiều giải pháp quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đọng. Đồng thời, sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, đề xuất các cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế quyết liệt hơn, đặc biệt đối với các DN, các chủ đầu tư có nguồn tiền nhưng cố tình chây ỳ, chiếm dụng tiền thuế, không hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Phân tích về việc hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ, hạn chế nợ đọng thuế với các đơn vị chây ỳ, ông Phạm Anh Dũng, nguyên Phó Trưởng Văn phòng TPL Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, để giảm số DN, hộ cá thể chây ỳ nộp thuế, TPL có thể góp phần hạn chế điều đó bằng việc hỗ trợ cơ quan thuế rà soát danh sách các đơn vị nợ đọng thuế. Sau đó, TPL hỗ trợ soạn thông báo gửi đến các đơn vị nợ đọng, trong đó, ấn định thời hạn nộp thuế.
Khi giao văn bản thông báo đến các đơn vị nợ thuế, TPL sẽ đi cùng người giao thông báo đến địa chỉ của từng DN, hộ cá thể nợ thuế và lập vi bằng ghi nhận lại quá trình người giao văn bản thông báo hoặc truyền tải thông tin đến người thứ ba. Trong quá trình lập vi bằng việc giao văn bản thông báo, TPL có thể ghi âm, quay phim lại toàn bộ quá trình giao văn bản thông báo, đính kèm văn bản thông báo, đĩa ghi âm, ghi hình…
Khi lập vi bằng gửi văn bản thông báo thường xảy ra một số trường hợp như: Gặp trực tiếp người nhận thông báo, TPL sẽ ghi nhận quá trình giao nhận văn bản thông báo giữa người giao và người nhận. Nếu các bên lập biên bản về việc giao nhận thì biên bản này sẽ là tài liệu đính kèm vi bằng do TPL lập. Nếu người giao văn bản thông báo không thể giao trực tiếp thì TPL sẽ lập vi bằng về việc giao văn bản thông báo cho người khác ở cùng địa chỉ với người được nhận văn bản thông báo và yêu cầu người đó cam kết giao lại. Trường hợp này, TPL nên hướng dẫn cho người giao văn bản thông báo gọi điện thoại cho người được nhận văn bản thông báo và TPL chụp hình, quay phim lại quá trình liên lạc đó (nếu có số điện thoại).
Trong trường hợp người được nhận văn bản thông báo không có mặt và cũng không thể giao cho người khác thì TPL sẽ lập vi bằng về việc người giao văn bản thông báo niêm yết văn bản thông báo tại cửa nhà, đơn vị của người được nhận thông báo và tại UBND xã nơi người nhận văn bảo thông báo sinh sống hoặc đơn vị đặt trụ sở. Công việc của TPL là phải ghi nhận lại toàn bộ quá trình nói trên để chứng minh người giao thông báo đã thực hiện mọi công việc cần thiết để giao thông báo hoặc truyền tải thông tin đến người được nhận thông báo.
TPL sẽ cùng người giao thông báo lần 1, lần 2, lần 3, mỗi lần sẽ cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Nếu sau 3 lần giao thông báo đến tận DN, hộ cá thể nhưng không phản hồi, không nộp thuế thì cơ quan thuế có thể chuyển hồ sơ đơn vị nợ thuế sang các cơ quan chức năng khác quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật.
Xúc động, sau vi bằng ông nội tặng cho đất cháu đích tôn | |
Thừa phát lại giúp mọi người sống thân thiện, đoàn kết và có trách nhiệm | |
Bổ nhiệm Thừa phát lại |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại