Thứ bảy 05/10/2024 05:06

Thực hiện tốt chế định Thừa phát lại để cải cách tư pháp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp, chế định Thừa phát lại đã được triển khai tại Hà Nội từ năm 2013, đến nay các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn TP đã thực sự góp phần giảm tải công việc của cơ quan tư pháp, đồng thời hỗ trợ tích cực cho công dân khi quyền lợi dân sự bị xâm phạm.
Văn phòng TPL Hoàn Kiếm là một trong những Văn phòng hoạt động hiệu quả ẢNH: Công Phương
Văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm là một trong những Văn phòng hoạt động hiệu quả. Ảnh: Công Phương

Sau 5 năm thí điểm tại TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành, ngày 26/11/2015, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 107/2015/QH13 chấm dứt việc thí điểm, theo đó, từ ngày 1/1/2016, chính thức thực hiện Chế định Thừa phát lại trên phạm vi toàn quốc.

Hà Nội là một trong 13 địa phương được chọn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội. Theo đó, từ tháng 2/2014 UBND TP Hà Nội đã có Quyết định cho phép thành lập 05 Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn TP là các Văn phòng: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân. Đến nay, số lượng văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội lên đến con số 38.

Trong khó khăn của những ngày “vạn sự khởi đầu nan”, các văn phòng Thừa phát lại đã nhận được chỉ đạo sâu sát, chỉ đạo kịp thời của UBND TP, hỗ trợ, tạo điều kiện của Sở Tư pháp TP Hà Nội và các cấp, các ngành của địa phương.

Có thể thấy, thực hiện chủ trương cải cách tư pháp và xã hội hóa một số hoạt động trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp của Đảng và Chính phủ, hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn TP Hà Nội được triển khai và đến nay, được đông đảo người dân đón nhận.

Các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn TP Hà Nội đã và đang khẳng định vị trí, vai trò trong việc hỗ trợ các cơ quan Tư pháp thực hiện một số công việc như tống đạt các văn bản tài liệu tố tụng; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật; trực tiếp tổ chức thi hành án, thu nhiều chục tỷ đồng cho người được thi hành án...

Thời gian qua, hoạt động của Thừa phát lại đã góp phần thúc đẩy ổn định, trật tự trong giao lưu dân sự, kinh tế thông qua hoạt động lập vi bằng, tạo lập chứng cứ giúp chủ động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cho hoạt động xét xử của tòa án; đồng thời, xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại cho thấy những thông tin về điều kiện thi hành án của đương sự do Thừa phát lại cung cấp đã giúp bảo vệ kịp thời lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, giúp cơ quan thi hành án có thêm cơ sở đưa ra các phương thức tổ chức thi hành án phù hợp.

Phó Trưởng phòng Quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP Hà Nội Nguyễn Phương Nam cho biết, hiện nay có 38 Văn phòng Thừa phát lại, 8 Văn phòng được cấp hoạt động từ trước năm 2023, 30 Văn phòng được cấp từ tháng 3/2023 đến nay với 91 Thừa phát lại hoạt động. Hiện tại, với số lượng Thừa phát lại và Văn phòng hoạt động phần lớn ổn định, đầu tư cơ sở vật chất, Thừa phát lại được trau dồi chuyên môn về nghiệp vụ.

Qua thống kê của Phòng Bổ trợ tư pháp, số lượng lập vi bằng nhiều đã đóng góp một số ngân sách không nhỏ vào ngân sách của TP, giảm thiểu công việc của các cơ quan chức năng. 6 tháng đầu năm, 38 Văn phòng đã lập được 10.054 vi bằng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thừa phát lại ở Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, một số quy định chưa phù hợp vói thực tế. Hướng dẫn về công tác Thừa phát chưa nhiều, chủ yếu là quy định trong Thông tư 05 (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 8/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại).

Một số bất cập của Thông tư 05/TT-BTP, là đăng ký Vi bằng, vấn đề này chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, mỗi Sở Tư pháp tỉnh, thành lại quy định đăng ký Vi bằng khác nhau.

Theo quy định, trong 3 ngày, Vi bằng phải đăng ký tại Sở Tư pháp. Trong khi, tại Hà Nội, số lượng vi bằng năm 2021 có khoảng 18.000 Vi bằng, năm 2022 là 24.500 Vi bằng. Số lượng Vi bằng nhiều, kho chật, công chức giải quyết việc khiêm tốn, lại vừa cập nhật, kiểm tra, vào sổ nên đây cũng là khó khăn, vướng mắc, bất cập lớn.

Để tuyên truyền thông tin hoạt động Thừa phát lại đến người dân, bà Nguyễn Phương Nam cho biết, từ khi Nghị định 08 ra đời, Sở Tư pháp kịp thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên báo Kinh tế và Đô thị, Đài PTTH Hà Nội để người dân hiểu biết và tọa đàm, các Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ ở Văn phòng Thừa phát lại tuyên truyền cho người dân. Hàng năm, các Trưởng Văn phòng xây dựng kế hoạch từ đầu năm, trực tiếp tuyên truyền cho người dân tại văn phòng khi người dân có yêu cầu lập vi bằng.

Phó Trưởng phòng Quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP Hà Nội Nguyễn Phương Nam cho biết: “Nghị định 08/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, quy định chức năng nhiệm vụ của Thừa phát lại cũng hạn chế. Do đó, chúng tôi kiến nghị đề xuất mở rộng công việc cho Thừa phát lại, trong thời gian tới, sửa đổi Nghị định hoặc xây dựng Luật Thừa phát lại”.
Hội Thừa phát lại TP Hà Nội: “Ngôi nhà chung” của các Thừa phát lại Thủ đô
Kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác Thừa phát lại
Triển khai xây dựng Luật Thừa phát lại là rất cần thiết
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tái hiện một Hà Nội lắng đọng hồn thiêng sông núi

Tái hiện một Hà Nội lắng đọng hồn thiêng sông núi

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10, tại không gian bích họa Phùng Hưng (phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm) Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, các cá nhân đã tổ chức lễ khai mạc Trưng bày “Ký ức Hà Nội - 70 năm”.
Chuỗi hoạt động đặc sắc của Hội Người mù TP Hà Nội chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chuỗi hoạt động đặc sắc của Hội Người mù TP Hà Nội chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày 4/10, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, Hội Người mù TP Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tháng 10 - Thu Hà Nội: Hy vọng & Niềm tin”; biểu dương gương “Người tốt, Việc tốt”; tổng kết và trao giải các cuộc thi trong phong trào thi đua cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Tham mưu các nghị định, nghị quyết, quyết định để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống

Tham mưu các nghị định, nghị quyết, quyết định để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Ngọc Tú cho biết, Hà Nội đang tích cực triển khai thực hiện Luật Thủ đô 2024 và phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành Trung ương tham mưu các nghị định, nghị quyết, quyết định triển khai thực hiện để Luật sớm đi vào cuộc sống.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 4/10 đến ngày 14/10 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 4/10 đến ngày 14/10 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 4/10 đến ngày 14/10/2024.
Hà Nội tổ chức hội thảo quốc gia xây dựng Thủ đô văn minh và hiện đại

Hà Nội tổ chức hội thảo quốc gia xây dựng Thủ đô văn minh và hiện đại

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề "Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu".
Hà Nội thông xe hai tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội thông xe hai tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 4/10, Hà Nội chính thức thông xe hai tuyến đường quan trọng: Âu Cơ và Xuân Diệu thuộc quận Tây Hồ, góp phần cải thiện lưu thông và nâng cao kết nối giao thông khu vực.
Dự báo thời tiết ngày 4/10: miền Bắc se lạnh; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 4/10: miền Bắc se lạnh; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa lớn

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa thông tin dự báo thời tiết ngày 4/10/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Mực nước sông Thao lên nhanh, nguy cơ tái diễn ngập lụt khu vực Lào Cai, Yên Bái

Mực nước sông Thao lên nhanh, nguy cơ tái diễn ngập lụt khu vực Lào Cai, Yên Bái

Dự báo lũ trên sông Thao tại Yên Bái có khả năng đạt đỉnh trong 12-24 giờ tiếp theo, nguy cơ gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp khu vực Lào Cai, Yên Bái.
Các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển mát, vùng núi trời rét

Các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển mát, vùng núi trời rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện bộ phận không khí lạnh đã báo đã tiến tới sát biên giới phía Bắc.
Lịch thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025

Lịch thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, trường đại học có trường chuyên về việc tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Theo đó, kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 25 và 26/12 tới.
6 học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam dự thi Olympic khoa học trẻ quốc tế

6 học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam dự thi Olympic khoa học trẻ quốc tế

Ngày 2/10, tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ ra mắt đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) năm 2024. Theo đó, đội tuyển gồm 6 em, đều là học sinh THPT tại Hà Nội.
Huyện Mỹ Đức: khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Huyện Mỹ Đức: khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Ngày 2/10, huyện Mỹ Đức đã tổ chức Lễ khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” năm 2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động